Phương Trình Hoá Học

Bài 16. Phương trình hóa học

Theo định luật bảo toàn khối lượng, số nguyên tử mỗi nguyên tố trong các chất trước và sau phản ứng được giữ nguyên, tức là bằng nhau. Dựa vào đây và với công thức hoá học ta sẽ lập phương trình hoá học để biểu diễn phản ứng hoá học.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. LẬP PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC 

1. Phương trình hoá học 

Phương trình chữ của phản ứng hoá học giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra nước như sau: 

Khí hiđro + Khí oxi --» Nước 

Thay tên các chất bằng công thức hoá học được sơ đồ của phản ứng : 

H2 + O2 --→ H2

Số nguyên tử O bên trái nhiều hơn. Bên phải cần có hai O. Đặt hệ số 2 trước H2O được : 

H2 + O2 --→ 2H2

Số nguyên tử H bên phải lại nhiều hơn. Bên trái cần có 4H. Đặt hệ SỐ 2 trước H2 được: 

2H2 + O2 --→ 2H2

Số nguyên tử của mỗi nguyên tố đều đã bằng nhau. Phương trình hoá học của phản ứng viết như sau : 

2H2 + O2 + 2H2O (1)

 

2. Các bước lập phương trình hoá học 

Như vậy, việc lập phương trình hoá học được tiến hành theo ba bước. Các em sẽ thấy rõ hơn qua thí dụ sau: Biết nhôm tác dụng với khí oxi tạo ra nhôm oxit Al2O3. Hãy lập phương trình hoá học của phản ứng. 

Bước 1. Viết sơ đồ của phản ứng : 

Al + O2 --> Al2O

Bước 2. Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố : 

Số nguyên tử Al và O đều không bằng nhau, nhưng nguyên tố oxi có số nguyên tử nhiều hơn. Ta bắt đầu từ nguyên tố này. Trước hết làm chẩn số nguyên tử 0 ở bên phải, tức đặt hệ số 2 trước Al2O3, được : 

Al + O2 --+ 2Al2O

Bên trái cần có 4Al và 6O tức 3O, các hệ SỐ 4 và 3 là thích hợp. 

Bước 3. Viết phương trình hoá học : 

4Al + 3O2 → 2Al2O3  (2)

Lưu ý 

- Không viết 6O trong phương trình hoá học, vì khí oxi ở dạng phân tử O. 

Tức là không được thay đổi chỉ số trong những công thức hoá học đã viết đúng. 

Viết hệ số cao băng kí hiệu, thí dụ không viết 4Al

- Nếu trong công thức hoá học có nhóm nguyên tử, thí dụ nhóm (OH), nhóm (SO4)... thì coi cả nhóm như một đơn vị để cân bằng. Trước và sau phản ứng số nhóm nguyên tử phải bằng nhau”. Thí dụ, lập phương trình hoá học của phản ứng thực hiện trong bài 14. Bài thực hành 3 (thí nghiệm 2b). Phương trình chữ của phản ứng như sau : 

Natri cacbonat + Canxi hiđroxit + Canxi cacbonat + Natri hiđroxit Viết sơ đồ của phản ứng : 

Na2CO3 + Ca(OH)2 --> CaCO3 + NaOH

Số nguyên tử Na cũng như số nhóm (OH) ở bên trái đều là 2 và ở bên phải đều là 1. Còn số nguyên tử Ca và số nhóm (CO3) ở hai bên đều đã bằng nhau. Chỉ cần đặt một hệ số (hãy tự chọn) trước công thức một chất là viết được phương trình hoá học : 

Na2CO3 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + 2NaOH (3) 

(*)Trừ những phản ứng trong đó có nhóm nguyên tử không giữ nguyên sau phản ứng. Khi đó phải tính số nguyên tử mối nguyên tố. 

II. Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC 

Phương trình hoá học cho biết: Tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng. Tỉ lệ này bằng đúng tỉ lệ hệ số môi chất trong phương trình. Thí dụ, theo phương trình hoá học (2) có tỉ lệ chung :

Số nguyên tử Al : Số phân tử 02: Số phân tử Al2O3 = 4: 3 : 2

Hiểu là : cứ 4 nguyên tử Al tác dụng với 3 phân tử Oh tạo ra 2 phân tử Al2O3. Thường chỉ quan tâm đến tỉ lệ từng cặp chất, thí dụ :

Cứ 4 nguyên tử Al tác dụng với 3 phân tử O.

Cứ 4 nguyên tử Al phản ứng tạo ra 2 phân tử Al2O3.

Hay cứ 2 nguyên tử Al phản ứng tạo ra 1 phân tử Al2O3.

Thử nghĩ xem còn có tỉ lệ của cặp chất nào nữa ? 

1. Phương trình hoá học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hoá học.

2. Ba bước lập phương trình hoá học :

-Viết sơ đồ của phản ứng, gồm công thức hoá học của các chất phản ứng và sản phẩm.

- Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố : tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức.

- Viết phương trình hoá học.

3. Phương trình hoá học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng. 

BÀI TẬP 

1. a) Phương trình hoá học biểu diễn gì, gồm công thức hoá học của những chất nào ? 

    b) Sơ đồ của phản ứng khác với phương trình hoá học của phản ứng ở điểm nào ? 

    c) Nêu ý nghĩa của phương trình hoá học.

2. Cho sơ đồ của các phản ứng sau : 

a) Na + O2 --→ Na2O  

b) P2O5 + H2O --→ H3PO4 

Lập phương trình hoá học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng. 

3. Yêu cầu làm như bài tập 2, theo sơ đồ của các phản ứng sau : 

a) HgO --> Hg + O2 

b) Fe(OH)3 -- Fe2O3 + H2O

4. Cho sơ đồ của phản ứng sau : 

Na2CO3 + CaCl2 --→ CaCO3 + NaCl 

a) Lập phương trình hoá học của phản ứng. 

b) Cho biết tỉ lệ số phân tử của 4 cặp chất trong phản ứng (tuỳ chọn). 

5. Biết rằng kim loại magie Mg tác dụng với axit sunfuric H2SO4 tạo ra khí hiđro H2 và 

chất magie sunfat MgSO4.

a) Lập phương trình hoá học của phản ứng. 

b) Cho biết tỉ lệ giữa số nguyên tử Mg lần lượt với số phân tử của ba chất khác trong phản ứng. 

6. Biết rằng photpho đỏ P tác dụng với khí oxi tạo ra hợp chất P2O5

a) Lập phương trình hoá học của phản ứng. 

b) Cho biết tỉ lệ giữa số nguyên tử P lần lượt với số phân tử của hai chất khác trong 

phản ứng.

7. Hãy chọn hệ số và công thức hoá học thích hợp đặt vào những chỗ có dấu hỏi trong 

các phương trình hoá học sau (chép vào vở bài tập):

a) ?Cu + ? -->  2CuO

b) Zn + ?HCI -->  ZnCl2 + H2

c) CaO + 2HNO3 --> Ca(NO3)2 + ? 

 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 20. Sự ăn mòn kim loại

Bài học cung cấp các kiến thức về Ăn mòn; Biết được Ăn mòn là gì, các dạng ăn mòn kim loại gồm những loại nào cũng như cách chống ăn mòn.

Xem chi tiết

Bài 28. Bài thực hành số 3 : Phân tích định tính nguyên tố. Điều chế và tính chất của metan

Biết cách tiến hành thí nghiệm xác định định tính cacbon và hidro. Điều chế và thử tính chất của metan.

Xem chi tiết

Bài 18. Công nghiệp silicat

Nội dung bài học Công nghiệp silicat trình bày về Thành phần, tính chất của thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng: phương pháp sản xuất các loại vật liệu trên từ nguồn nguyên liệu có trong tự nhiên. Cách sử dụng, bảo quản đồ dùng các vật liệu thuỷ tinh, đồ gốm, xây dựng như xi măng...

Xem chi tiết

Bài 37. Etilen

Êtilen là chất khí không màu, không mùi, hơi nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước, tan nhiều trong ete và một số dung môi hữu cơ.

Xem chi tiết

CHƯƠNG 5 HIĐRO – NƯỚC

+ Hiđro có những tính chất và ứng dụng gì ? + Phản ứng oxi hoá - khử là gì ? Thế nào là chất khử, chất oxi hoá ? - Điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp như thế nào ? - Phản ứng thế là gì ? Thành phần, tính chất của nước như thế nào ? Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất như thế nào ? Phải làm gì để giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm ?

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.