Phương Trình Hoá Học

Bài 8. Sự biến đổi tuần hoàn cầu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học

Số electron lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của các nguyên tố thuộc nhóm A. Mối quan hệ giữa cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố với vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

 

- Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A đựơc lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì => ta nói chúng biến đổi một cách tuần hoàn.

- Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố.

II. CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM A.

1. Cấu hình electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A.

-Các nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A có cùng số e lớp ngoài cùng (số e hoá trị) à là nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất hoá học của các nguyên tố nhóm A.

Số thứ tự của nhóm = Số e ngoài cùng = Số e hoá trị

- Nguyên tố s thuộc nhóm IA, IIA.

- Nguyên tố p thuộc nhóm IIIA -> VIIIA.

2. Một số nhóm A tiêu biểu.

a. Nhóm VIIIA (Nhóm khí hiếm)

*Gồm các nguyên tố: He,Ne,Ar,Kr,Xe,Rn

- Cấu hình e lớp ngoài cùng chung: ns2np6 (Trừ He)

- Hầu hết các khí hiếm không tham gia phản ứng hoá học, tồn tại ở dạng khí, phân tử chỉ 1 nguyên tử

b. Nhóm IA (Nhóm Kim Loại kiềm)

* Gồm các nguyên tố: Li,Na,K,Rb,Cs,Fr*

- Cấu hình e lớp ngoài cùng chung: ns1 (Dễ nhường 1 e để đạt cấu trúc bền vững của khí hiếm)

- Tính chất hoá học:

  + Tác dụng với oxi tạo oxít bazơ

  + Tác dụng với Phi kim tạo muối

  + Tác dụng với nuớc tạo hiđroxít +H2

c. Nhóm VIIA (Nhóm Halogen)

* Gồm các nguyên tố: F,Cl,Br,I,At*

- Cấu hình e lớp ngoài cùng chung: ns2 np5 (Dễ nhận 1 e để đạt cấu trúc bền vững của khí hiếm)

- Tính chất hoá học:

  + Tác dụng với oxi tạo oxít axít

  + Tác dụngvới kim loại tạo muối

  + Tác dụng với H2 tạo hợp chất khí.

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 41. Nhận biết một số chất khí

Nội dung bài học đem đến phần kiến thức mới và thú vị trong mảng Thí nghiệm hóa học, đó chính là nguyên tắc chung và phương pháp nhận biết một số chất khí

Xem chi tiết

Bài 37. Nguồn Hiđrocacbon thiên nhiên

Nội dung bài học tìm hiểu Nguồn hidrocacbon trong thiên nhiên, cách khai thác và phương pháp điều chế chúng.

Xem chi tiết

Bài 45. Hợp chất có oxi của lưu huỳnh

Lưu huỳnh dioxxit, lưu huỳnh trioxit có cấu tạo phân tử và tính chất hóa học nào? Những phản ứng hóa học nào có thể chứng minh điều này?

Xem chi tiết

Bài 30. Clo

Clo có những tính chất vật lí và hóa học đặc trưng nào? Hãy xem xét những tính chất đó theo lí thuyết đã học.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.