Phương Trình Hoá Học

Bài 16. Thực hành: Một số tính chất của protein và vật liệu polime

Nội dung bài Thực hành Một số tính chất của protein và vật liệu polime trình bày cách kĩ năng tiến hành thí nghiệm cũng như tạo tiền đề vững chắc, khẳng định tính đúng đắn của lí thuyết đã học. Biết làm một số thí nghiệm nghiên cứu về tính chất của Protein và một số vật liệu Polime; rèn luyện kĩ năng, khả năng quan sát thí nghiệm trên và vận dụng lí thuyết để giải thích các hiện tượng xảy ra trong phản ứng

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

NỘI DUNG THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH TIẾN HÀNH

I. Thí nghiệm 1: Sự đông tụ protein khi đun nóng

Cho vào ống nghiệm 2-3 ml dung dịch protein 10% (lòng trắng trứng 10%) và đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn cho đến sôi trong khoảng 1 phút. Quan sát hiện tượng và giải thích.

II. Thí nghiệm 2: Phản ứng màu biure

Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch protein 10%, 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, quan sát màu và giải thích.

III.Thí nghiệm 3: Tính chất của một vài vật liệu polime khi đun nóng

Dùng 4 kẹp sắt kẹp 4 mẫu vật liêu riêng rẽ: Mẩu màng mỏng PE, mẩu ống nhựa dẫn nước làm bằng PVC, sợi len và vải sợi xenlulozơ (hoặc bông). Hơ các vật liệu này (từng thứ một) ở gần ngọn lửa vài phút. Quan sát hiện tượng.

Đốt các vật liệu trên. Quan sát sự cháy và mùi. Giải thích.

IV.Thí nghiệm 4: Phản ứng của một vài vật liệu polime với kiềm

Cho lần lượt vào 4 ống nghiệm một mẩu màng mỏng PE (ống 1), ống nhựa dẫn nước PVC (ống 2), sợi len (ống 3) và mẩu vải sợi xenlulozơ hoặc bông (ống 4). Cho vào mỗi ống nghiệm 2 ml dung dịch NaOH 10%. Đun ống nghiệm đến sôi. Để nguội. Quan sát.

Gạn lớp nước của mỗi ống nghiệm sang ống nghiệm khác riêng rẽ, ta được các dung dịch ở ống 1’ và ống 2’, ống 3’ và ống 4’. Axit hóa ống nghiệm 1’, 2’ bằng HNO3 20% rồi nhỏ thêm vào mỗi ống vài giọt dung dịch AgNO3 1%. Cho thêm vào mỗi ống nghiệm 3’ và 4’ vài giọt dung dịch CuSO4 2%. Quan sát rồi đun nóng đến sôi.

Quan sát các hiện tượng và giải thích.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 12. Mối quan hệ giữa các loại chất vô cơ

Các bạn đã được nghiên cứu về tính chất hóa học của 4 loại hợp chất vô cơlà Oxit, Axit, Bazơ và Muối. Vậy 4 loại hợp chất này có sự chuyển đổi qua lại với nhau như thế nào? Và điều kiện cho sự chuyển đổi đó là gì? Để biết điều đó chúng ta đi vào bài mới: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ

Xem chi tiết

Bài 36. Luyện tập: Hiđrocacbon thơm

Nội dung Bài Luyện tập Hiđrocacbon thơm giúp HS biết được những điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học của các hiđrocacbon thơm với các ankan, anken, tính chất hóa học của các hiđrocacbon thơm.

Xem chi tiết

CHƯƠNG 2 PHẢN ỨNG HÓA HỌC

Sự biến đổi của chất như thế nào thì được gọi là hiện tượng vật lí, là hiện tượng hoá học ? Phản ứng hoá học là gì, khi nào xảy ra, dựa vào đâu để nhận biết ? Trong một phản ứng hoá học tổng khối lượng các chất có được bảo toàn không ? Phương trình hoá học dùng biểu diễn phản ứng hoá học, cho biết những gì về phản ứng ? Để lập phương trình hoá học cần cân bằng số nguyên tử như thế nào ?

Xem chi tiết

Bài 42. Luyện tập: Dẫn xuất halogen, ancol và phenol

Nội dung bài giảng Luyện tập Dẫn xuất halogen, ancol, phenol củng cố kiến thức ,hệ thống hóa tính chất hóa học và phương pháp điều chế ancol, phenol. Giúp học sinh hiểu Mối liên quan giữa cấu trúc phân tử và tính chất hóa học đặc trưng của ancol, phenol. Phân biệt tính chất hóa học của ancol và phenol.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.