Phương Trình Hoá Học

Bài 37. Bài thực hành số 6: Tốc độ phản ứng hóa học

Nội dung bài giảng củng cố lại các kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng; rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh các hiện tượng thí nghiệm và giải thích bằng kiến thức đã học.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH TIẾN HÀNH

1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.

- Tiến hành TN: Chuẩn bị 2 ống nghiệm

+ Cho vào ống 1: 3ml dd HCl nồng độ 18%

+ Cho vào ống 2: 3ml dd HCl nồng độ 6%

- Cho đồng thời 1 hạt kẽm vào 2 ống nghiệm

- Quan sát hiện tượng xảy ra trong 2 ống nghiệm

- Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch HCl có bọt khí thoát ra.

Khí ở ống nghiệm 1 thoát ra nhiều hơn ở ống nghiệm 2.

- Phương trình phản ứng: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.

- Giải thích: Do ống 1 nồng độ HCl (18%) lớn hơn nồng độ HCl ống 2 (6%)

Kết luận:

- Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ.

- Nồng độ càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.

- Tiến hành TN: Chuẩn bị 2 ống nghiệm

+ Cho vào mỗi ống : 3ml dd H2SO4 nồng độ 15%

+ Đun ống 1 đến gần sôi, ống 2 giữ nguyễn

+ Cho đồng thời vào mỗi ống 1 hạt kẽm có kích thước như nhau

Quan sát hiện tượng

- Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch H2SO4 có bọt khí thoát ra.

Khí ở ống nghiệm 2 thoát ra nhiều hơn ở ống nghiệm 1.

- Phương trình phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.

- Giải thích: Do ống 2 được đun nóng nên phản ứng nhanh hơn do đó lượng khí thoát ra quan sát được nhiều hơn.

Kết luận:

- Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ.

- Nhiệt độ càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.

3. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.

Tiến hành TN:

Chuẩn bị 2 ống nghiệm

- Cho vào mỗi ống nghiệm: 3ml dd H2SO4 15%

- Lấy 2 mẫu kẽm có khối lượng bằng nhau nhưng kích thước hạt khác nhau. Kích thước hạt Zn mẫu 1 nhỏ hơn kích thước hạt Zn mẫu 2

- Cho mẫu Zn thứ nhất vào ống 1, mẫu Zn thứ 2 vào ống 2.

Quan sát hiện tượng

- Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch H2SO4 có bọt khí thoát ra.

Khí ở ống nghiệm 1 (mẫu Zn có kích thước hạt nhỏ hơn) thoát ra nhiều hơn ống nghiệm còn lại.

Phương trình phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.

- Giải thích: Ống nghiệm dùng Zn có kích thước hạt nhỏ hơn thì phản ứng xảy ra nhanh hơn nên lượng khí thoát ra quan sát được nhiều hơn.

- Kết luận:

+ Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào bề mặt. Diện tích bề mặt càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 6. Đơn chất và hợp chất – Phân tử

các nhà hoá học đã tìm cách phân chia các chất thành từng loại, rất thuận lợi cho việc nghiên cứu chúng. Bài này sẽ giới thiệu sự phân loại chất và cho thấy phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất.

Xem chi tiết

Bài 48. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên

Biết thành phần, tính chất và tầm quan trọng của dầu mỏ, khí thiên nhiên và than mỏ. Biết quá trình chưng cất dầu mỏ, chế hoá dầu mỏ và chưng khô than mỏ. Hiểu tầm quan trọng của lọc− hoá dầu đối với nền kinh tế.

Xem chi tiết

Bài 34. Flo

Flo có những tính chất hóa học giống và khác các halogen khác như thế nào? Vì Sao

Xem chi tiết

Bài 10. Sự biến đổi tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học

Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học thay đổi như thế nào trong các chu kì?

Xem chi tiết

Bài 43. Đồng và một số hợp chất của đồng

Biết vị trí của đồng trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của đồng

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.