Phương Trình Hoá Học

Bài 40. Anken Tính chất, điều chế và ứng dụng

Biết mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất vật lí của anken. Hiểu tính chất hoá học của anken. Biết phương pháp điều chế và ứng dụng của anken

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I- TÍNH CHẤT VẬT LÍ

1. Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy và khối lượng riêng

Bảng 6.1: Hằng  số vật lí của một số anken

Nhận xét: Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy và khối lượng riêng của anken không khác nhiều so với ankan tương ứng và thường nhỏ hơn xicloankan có cùng số nguyên tử C. Ở điều kiện thường, anken từ C2 đến C4 là chất khí. Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy tăng theo khối lượng mol phân tử. Các anken đều nhẹ hơn nước.

2. Tính tan và màu sắc

Anken hoà tan tốt trong dầu mỡ. Anken hầu như không tan trong nước và là những chất không màu.

II - TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

Liên kết π ở nối đôi của anken kém bền vững, nên trong phản ứng dễ bị đứt ra để tạo thành kiên kết σ với các nguyên tử khác. Vì thế, liên kết đôi C=C là trung tâm phản ứng gây ra những phản ứng hoá học đặc trưng cho anken như phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp và phản ứng oxi hoá.

1. Phản ứng cộng hiđro (phản ứng hiđro hoá)

Khi có mặt chất xúc tác như Ni,Pt,Pd, ở nhiệt độ thích hợp, anken cộng hiđro vào nối đôi tạo thành ankan tương ứng, phản ứng toả nhiệt, thí dụ:

CH2=CH2+H2→−xt,to CH3−CH3

R1R2C=CR3R4+H2→xt,to R1R2CH−CHR3R4

2. Phản ứng cộng halogen (phản ứng halogen hoá)

a) Cộng clo

Etilen và clo đều ít tan trong dung dịch natri clorua. Thoạt đầu mức nước trong ống nghiệm thấp (A). Etilen cộng với clo tạo thành chất lỏng dạng dầu, không tan trong nước, bám vào thành ống nghiệm, áp suất trong ống nghiệm giảm làm cho mức nước nâng lên (B).

CH2=CH2+Cl2→ClCH2−CH2Cl(1,2−đicloetan,ts:83,5oC)

b) Cộng brom

Cho 0,2ml anken lỏng, chẳng hạn hex−2−en, vào ống nghiệm chứa 2ml nước brom, lắc kĩ rồi để yên, màu vàng - da cam của nước brom bị mất.

Brom dễ cộng vào nối đôi của anken tạo thành dẫn xuất đihalogen không màu:

                      CH3CH=CHCH2CH2CH3+Br2→CH3CHBr−CHBrCH2CH2CH3 (2,3 - đibromhexan)

Anken làm mất màu của nước brom, vì thế người ta thường dùng nước brom hoặc dung dịch brom trong CCl4 làm thuốc thử để nhận biết anken.

3. Phản ứng cộng axit và cộng nước

a) Cộng axit

Hiđro halogenua (HCl,HBr,HI), axit sunfuric đậm đặc, ... có thể cộng vào anken.

Thí dụ:               CH2=CH2+H−Cl(khí)→CH3CH2Cl    (etyl clorua)

                          CH2=CH2+H−OSO3H→CH3CH2OSO3H   (etyl hiđrosunfat)

Cơ chế phản ứng cộng axit vào anken Axit cộng vào anken theo sơ đồ chung:

Phản ứng xảy ra qua 2 giai đoạn liên tiếp:

Phản ứng H−A bị phân cắt dị li: H+ tương tác với liên kết π tạo thành cacbocation, còn A− tách ra.

Cacbocation là tiểu phân trung gian không bền, kết hợp ngay với anion A− tạo sản phẩm.

b) Cộng nước (phản ứng hiđrat hoá)

Ở nhiệt độ thích hợp và có xúc tác axit, anken có thể cộng nước, thí dụ:

           CH2=CH2+H−OH→H+,to HCH2−CH2OH (etanol)

c) Hướng của phản ứng cộng axit và nước vào anken

Phản ứng cộng axit hoặc nước vào anken không đối xứng thường tạo ra hỗn hợp hai đồng phân, trong đó có một đồng phân là sản phẩm chính. Thí dụ

Quy tắc Mac-côp-nhi-côp:

Trong phản ứng cộng axit hoặc nước (kí hiệu chung là HA) vào liên kết C=C của anken, H (phần tử mang điện tích dương) ưu tiên cộng vào C mang nhiều H hơn (cacbon bậc thấp hơn), còn A (phần tử mang điện tích âm) ưu tiên cộng vào C mang ít H hơn (cacbon bậc cao hơn).

4. Phản ứng trùng hợp

Các anken ở đầu dãy như etilen, propilen, butilen trong những điều kiện nhiệt độ, áp suất, xúc tác thích hợp thì tham gia phản ứng cộng nhiều phân tử với nhau thành những phân tử mạch rất dài và có khối lượng phân tử lớn. Người ta gọi đó là phản ứng trùng hợp. Thí dụ:

Phản ứng trùng hợp là quá trình kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau thành những phân tử rất lớn gọi là polime.

Trong phản ứng trùng hợp, chất đầu (các phân tử nhỏ) được gọi là monome. Sản phẩm của phản ứng gồm nhiều mắc xích monome hợp thành nên được gọi là polime. Số lượng mắc xích monome trong một phân tử polime gọi là hệ số trùng hợp và kí hiệu là n.

5. Phản ứng oxi hoá

Giống với ankan, anken cháy hoàn toàn tạo ra CO2,H2O và toả nhiều nhiệt:

CnH2n+3n/2 O2→nCO2+nH2O;ΔH<0

Khác với ankan, anken làm mất màu dung dịch KMnO4:

                            3CH2=CH2+2KMnO4+4H2O→3HOCH2−CH2OH+2MnO2+2KOH

                                                                                              (etylen glicol)

Phản ứng làm mất màu tím của dung dịch kali penmanganat được dùng để nhận ra sự có mặt của liên kết đôi anken.

III- ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG

1. Điều chế

Trong công nghiệp, etilen, propilen và butilen được điều chế bằng phản ứng tách hiđro từ ankan tương ứng bằng phản ứng crăckinh.

Trong phòng thí nghiệm, etilen đuợc điều chế bằng cách đun etanol với axit sunfuric đậm đặc:

CH3CH2OH→(H2SO4,170oC) CH2=CH2+H2O

2. Ứng dụng

Trong các hoá chất hữu cơ do con người sản xuất ra thì etilen đứng hàng đầu về sản lượng. Sở dĩ như vậy vì etilen cũng như các anken thấp khác là nguyên liệu quan trọng của công nghiệp tổng hợp polime và các  hoá chất hữu cơ khác.

a) Tổng hợp polime

* Trùng hợp etilen, propilen, butilen người ta thu được các polime để chế tạo màng mỏng, bình chứa, ống dẫn nướcm,... dùng cho nhiều mục đích khác nhau.

* Chuyển hoá etilen thành các monome khác để tổng hợp ra hàng loạt polime đáp ứng nhu cầu phong phú của đời sống và kĩ thuật. Thí dụ:

b) Tổng hợp các hoá chất khác

Từ etilen tổng hợp ra những hoá chất hữu cơ thiết yếu như etanol, etilen oxit, etylen glicol, anđehit axetic,...

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 35. Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ

Các bạn đã biết hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon. Vậy hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử các hợp chất hữu cơ như thế nào?

Xem chi tiết

Bài 37. Luyện tập: Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt

Nội dung bài học chính là câu trả lời sâu sắc cho câu hỏi Vì sao Sắt thường có số oxi hóa +2, +3 và ôn tập lại các tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất Sắt(II), Sắt (III). Đồng thời rèn luyện cho các em các kĩ năng giải bài tập về Sắt và các hợp chất của Sắt

Xem chi tiết

CHƯƠNG 6. Bài 28. Kim loại kiềm

Biết vị trí của kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn và cấu hình electron nguyên tử của chúng

Xem chi tiết

Bài 6. Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Nhằm áp dụng kiến thực lí thuyết vào thực tiễn. Nội dung bài học chia sẻ tới các bạn bài Bài thực hành 1: Tính chất axit - bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học tập tốt hơn

Xem chi tiết

Bài 43. Ankin

Biết đồng đẳng, đồng phân, danh pháp vμ cấu trúc phân tử của ankin. Hiểu sự giống nhau và khác nhau về tính chất hoá học giữa ankin và anken. Biết phương pháp điều chế và ứng dụng của axetilen

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.