Phương Trình Hoá Học

Bài 27. Luyện tập chương 4

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

I. PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ

Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hoá học trong đó có sự chuyển electron  giữa các chất phản ứng.

Dấu hiệu nhận biết: Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

Trong một phản ứng oxi hóa - khử:

- Tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hóa nhận

- Sự oxi hóa là sự làm tăng số oxi của một nguyên tố

- Sự khử là sự làm giảm số oxi hóa của một nguyên tố.

- Chất oxi hóa là chất chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm

- Chất khử là chất chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng

II. PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG HÓA HỌC

- Trong phản ứng hóa hợp, số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi

- Trong phản ứng phân hủy, số oxI hóa có thể thay đổi hoặc không thay đổi.

- Trong hóa học vô cơ, phản ứng thế bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố. Nên phản ứng

thế luôn là phản ứng oxi hóa khử.

- Trong phản ứng trao đổi số oxi hóa của tất cả các nguyên tố không thay đổi.

- Phản ứng tỏa nhệt là phản ứng hóa học giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.

Thí dụ: Phản ứng đốt cháy xăng dầu, cung cấp năng lượng để vận hành xe cộ, máy móc,...

- Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.

Thí dụ: Khi sản xuất vôi, người ta phải liên tục cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt để thực hiện phản ứng phân hủy đá vôi.

Để chỉ lượng nhiệt kèm theo mỗi phản ứng hóa học, người ta dùng đại lượng nhiệt phản ứng, kí hiệu là  ΔH .

Phản ứng tỏa nhiệt thì các chất phản ứng phải mất bớt năng lượng, vì thế  ΔH  có giá trị âm  (ΔH<0). Ngược lại, ở phản ứng thu nhiệt, các chất phản ứng phải lấy thêm năng lượng để biến thành các sản phẩm, vì thế  ΔH  có giá trị dương  (Δ>0).

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 6. Đơn chất và hợp chất – Phân tử

các nhà hoá học đã tìm cách phân chia các chất thành từng loại, rất thuận lợi cho việc nghiên cứu chúng. Bài này sẽ giới thiệu sự phân loại chất và cho thấy phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất.

Xem chi tiết

Bài 28. Các oxit của cacbon

Nội dung bài học Các oxit của cacbon tìm hiểu về hai hợp chất quan trọng là CO và CO . Hai oxit này thuộc loại nào? Chúng có những tính chất và ứng dụng gì? để trả lời chúng ta sẽ nghiên cứu về tính chất và ứng dụng của các oxit này.

Xem chi tiết

Bài 44. Luyện tập Hiđrocacbon không no

Hiểu mối liên quan giữa cấu tạo vμ tính chất các loại hiđrocacbon không no đã học. Biết sự giống nhau và khác nhau về tính chất giữa anken, ankin và ankađien. Biết nguyên tắc chung điều chế các hiđrocacbon không no dùng trong công nghiệp hoá chất.

Xem chi tiết

CHƯƠNG 5: HIDROCACBON NO

Nội dung bài Ankan tìm hiểu về Công thức chung của dãy đồng đẳng của ankan , công thức cấu tạo, gọi tên của một số ankan đơn giản. Tính chất hoá học của ankan và phản ứng đặc trưng của RH no là phản ứng thế. Tầm quan trọng trong công nghiệp và trong đời sống. Từ đó hiểu vì sao các ankan khá trơ về mặt hoá học , do đó hiểu được vì sao phản ứng đặc trưng là phản ứng thế.

Xem chi tiết

Bài 2. Lipit

Biến trạng thái tự nhiên và tầm quan trọng của lipit. Biết tính chất vật lí và tính chất hóa học của chất béo. Biết sử dụng chất béo một cách hợp lí

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.