Phương Trình Hoá Học

Bài 28. Không khí – Sự cháy

Có cách nào để xác định thành phần của không khí ? Không khí có liên quan gì đến sự cháy ? Tại sao khi có gió to thì đám cháy càng dễ bùng cháy to hơn ? Làm thế nào để dập tắt được đám cháy và tốt hơn là để đám cháy không xảy ra ?

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ 

Không khí là một hỗn hợp khí trong đó khí oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích, chính xác hơn là khí oxi chiếm 21% thể tích không khí. phần còn lại hầu hết là khí nitơ. 

Không khí bị ô nhiễm không những gây tác hại đến sức khoẻ con người và đời sống của động vật, thực vật, mà còn phá hoại dân những Công trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử...

Phải xử lý khí thải của các nhà máy, các lò đốt, các phương tiện giao thông... để hạn chế đến mức thấp nhất việc đưa vào khí quyển các khí có hại như CO2, CO, SO2, bụi, khói...

Bảo vệ không khí trong sạch là nhiệm vụ của mỗi người, của mỗi quốc gia trên hành tinh chúng ta. Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh là những biện pháp tích cực bảo vệ không khí trong lành. 

II. SỰ CHÁY VÀ SỰ OXI HOÁ CHẬM 

1 Sự cháy 

- Theo như nghiên cứu, tác dụng của lưu huỳnh, photpho với oxi có kèm theo sự toả nhiệt và phát sáng và được gọi là sự cháy. Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng.

- Sự cháy của một chất trong không khí và trong oxi có gì giống nhau và khác nhau ?

+ Bản chất của chúng là giống nhau, đó là sự oxi hoá.

+ Khác nhau : Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn, tạo ra nhiệt độ thấp hơn khi cháy trong oxi. Đó là vì trong không khí, thể tích khí nitơ gấp 4 lần thể tích khí oxi, diện tiếp xúc của chất cháy với các phân tử oxi ít hơn nhiều lần nên sự cháy diễn ra chậm hơn. Một phần nhiệt bị tiêu hao để đốt nóng khí nitơ nên nhiệt độ đạt được thấp hơn. 

2. Sự oxi hoá chậm 

Đó là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng. Sự oxi hoá chậm thường xảy ra trong tự nhiên : Các đồ vật bằng gang, thép trong tự nhiên dần biến thành sắt oxit ; Sự oxi hoá chậm các chất hữu cơ trong cơ thể diễn ra liên tục, năng lượng sinh ra giúp cho cơ thể hoạt động. 

Trong điều kiện nhất định, sự oxi hoá chậm có thể chuyển thành sự cháy, đó là sự tự bốc cháy. 

Trong nhà máy, người ta cấm không được chất giẻ lau máy có dính dầu mỡ thành đống để phòng sự tự bốc cháy. 

3. Điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt sự cháy

- Các điều kiện phát sinh sự cháy là : 

+ Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy ; 

+ Phải có đủ khí oxi cho sự cháy.

- Muốn dập tắt sự cháy, cần thực hiện một hay đồng thời cả hai biện pháp sau : 

+ Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy ; 

+ Cách li chất cháy với khí oxi. 

1. Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Thành phần theo thể tích của không khí là : 78% khí nitơ, 21% khí oxi ,1% các khí khác (khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm...). Mỗi người phải góp phần giữ cho không khí trong lành.

2. Sự oxi hoá chậm là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng.

3. Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng. Điều kiện phát sinh sự cháy là: Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy ; phải có đủ khí oxi cho sự cháy.

4. Muốn dập tắt sự cháy phải thực hiện một hoặc đồng thời cả hai biện pháp : Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy ; cách li chất cháy với khí oxi. 

Đọc thêm 

Mỗi năm trên toàn thế giới hoạt động công nghiệp và sinh hoạt của con người đã tạo ra lượng khí thải CO và CO2 như sau :

Năm:                                     1950 1980 2001

Khối lượng khí thải (triệu tấn): 12   150  5200

Ở Hà Nội : Một số nơi có nồng độ CO2 cao gấp 14 lần giới hạn cho phép (số liệu năm 2001). 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 34. Một số hợp chất quan trọng của nhôm

Hiểu những tính chất của nhôm oxit, nhôm hidroxit, nhôm sunfat

Xem chi tiết

Nội dung bài Bài thực hành 2: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho mục đích là tập cho học sinh cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm: Phản ứng của dung dịch HNO3 đặc, nóng và HNO3 loãng với kim loại đứng sau hiđro; Phản ứng KNO3 oxi hoá C ở nhiệt độ cao; Phân biệt được một số phân bón hoá học cụ thể (cả phân bón là hợp chất của photpho). Đồng thời rèn kĩ năng Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. Quan sát hiện tượng thí nghiệm và viết các phương trình hoá học. Loại bỏ được một số chất thải sau thí nghiệm để bảo vệ môi trường.

Xem chi tiết

Bài 16. Luyện tập: Liên kết hóa học

Nội dung bài giảng Luyện tập: Liên kết hóa học củng cố lại kiến thức về các loại liên kết hóa học chính để vận dụng, giải thích sự hình thành một số loại phân tử. Đặc điểm cấu trúc và đặc điểm liên kết của ba loại tinh thể. Rèn kĩ năng xác định hóa trị và số oxi hóa của nguyên tố trong đơn chất và hợp chất.

Xem chi tiết

Bài 38. Axetilen

Axetilen là một hiđrocacbon có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Vậy axetilen có công thức cấu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài giảng về Axrtilen.

Xem chi tiết

Bài 32. Hiđro sunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit

Nội dung bài học Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit tìm hiểu Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit có những tính chất nào giống và khác nhau? Vì sao? Những phản ứng hóa học có thể chứng minh cho những tính chất này

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.