Phương Trình Hoá Học

Bài 29. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm

Hiểu tính chất hóa học của NaOH, NaHCO3, Na2CO3 và phương pháp điều chế NaOH

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I- NATRI HIĐROXIT, NaOH

1.Tính chất

Natri hiđroxit là chất rắn, không màu, hút ẩm, nóng chảy ở 322oC, tan nhiều trong nước.

Natri hiđroxit là bazơ mạnh, khi tan trong nước nó phân li hoàn toàn thành ion:

NaOH(dd) → Na+(dd)+ OH(dd)

Tác dụng với axit, oxit axit tạo thành muối và nước.

Tác dụng với một số dung dịch muối, tạo thành bazơ không tan.

Thí dụ: Cu2+(dd)+2OH(dd)→Cu(OH)2(r)

2. Ứng dụng

Natri hiđroxit có nhiều ứng dụng quan trọng trong các ngành công nghiệp chế biến dầu mỏ, luyện nhôm, xà phòng, giấy, dệt,...

3. Điều chế

Sản lượng NaOH hằng năm trên thế đạt khoảng 31.000.000 tấn. Trong công nghiệp, người ta điều chế NaOH bằng cách điện phân dung dịch NaCl bão hòa. Thùng điện phân dung dịch NaCl có cực âm bằng sắt, cực dương bằng than chì. Giữa hai điện cực có vách ngăn xốp.

Ở điện cực âm (catot)

Trên bề mặt của cực âm có các ion Na+ và phân tử H2O. Ở đây xảy ra sự khử các phân tử H2O:  2H2O+2e→H2+2OH

Ở cực dương (anot)

Trên bề mặt cực dương có các ion Cl và phân tử H2O. Ở đây xảy ra sự oxi hóa các ion Cl:  2Cl→Cl2+2e

Phương trình điện phân dung dịch NaCl (có vách ngăn):

2NaCl+2H2O−→điện phân có vách ngăn H2↑+Cl2↑+2NaOH

Dung dịch NaOH thu được có lẫn nhiều NaCl.Người ta cô đặc dung dịch, NaCl ít tan so với NaOH nên kết tinh trước. Tách NaCl ra khỏi dung dịch, còn lại là dung dịch NaOH.

II- NATRI HIĐROCACBONAT VÀ NATRI CACBONAT

1. Natri hiđrocacbonat, NaHCO3

a) Tính chất

Bị phân hủy bởi nhiệt:

2NaHCO3→to Na2CO3+H2O+CO2

Tính lưỡng tính:

NaHCO3 là muối của axit yếu, tác dụng được với nhiều axit

NaHCO3+HCl→NaCl+H2O+CO2

Phương trình ion rút gọn:

HCO3+H+→H2O+CO2

Trong phản ứng này, ion HCO3 nhận proton, thể hiện tính chất của bazơ.

NaHCO3 là muối axit, tác dụng được với dung dịch bazơ tạo ra muối trung hòa

NaHCO3+NaOH→Na2CO3+H2O

Phương trình ion rút gọn:

HCO3+OH→CO2−3+H2O

Trong phương trình phản ứng này, ion HCO3 nhường proton, thể hiện tính chất của axit.

Nhận xét: Muối NaHCO3 có lưỡng tính, là tính chất của ion HCO3: Khi tác dụng với axit, nó thể hiện tính bazơ; khi tác dụng với bazơ, nó thể hiện tính axit. Tuy nhiên, tính bazơ chiểm ưu thế.

b) Ứng dụng

Natri hiđrocacbonat được dùng trong y học, công nghệ thực phẩm, chế tạo nước giải khát,...

2. Natri cacbonat, Na2CO3

a) Tính chất

Natri cacbonat dễ tan trong nước, nóng chảy ở 850oC

Na2O3 là muối của axit yếu, tác dụng được nhiều với axit:

Na2CO3+2HCl→2NaCl+H2O+CO2

Phương trình ion rút gọn:

CO2−3+2H+→H2O+CO2

Ion CO2−3 nhận proton, có tính chất của một bazơ. Muối Na2CO3 có tính bazơ.

b) Ứng dụng

Muối natri cacbonat là nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất thủy tinh, xà phòng, giấy, dệt và điều chế nhiều muối khác. Dung dịch natri cacbonat dùng để tẩy sạch vết dầu mỡ bám trên chi tiết máy trước khi sơn, tráng kim loại. Natri cacbonat còn được dùng trong công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 23. Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt

Chúng ta đã học 2 nguyên tố kim loại tương đối điển hình và rất quan trọng trong đời sống, trong sảnxuất đó là nhôm và sắt. Hôm nay bằng thực nghiệm, chúng ta sẽ kiểm chứng một số tính chất quantrọng của 2 nguyên tố này. Từ đó khắc sâu thêm kiến thức về tính chất hóa học của Nhôm và Sắt; Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên; Quan sát, mô tả,giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hóa học.

Xem chi tiết

Bài 11. Axit photphoric và muối photphat

Nội dung bài học Axit photphoric và muối photphat nghiên cứu về cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, tính tan), ứng dụng, cách điều chế H3PO4 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Tính chất của muối photphat (tính tan, tác dụng với axit, phản ứng với dung dịch muối khác), ứng dụng.

Xem chi tiết

Bài 23. Phản ứng hữu cơ

Nội dung bài học Phản ứng hữu cơ cung cấp các khái niệm, định nghĩa về cách phân loại thế nào là phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách,... Đồng thời cũng trình bày rõ ràng đặc điểm của phản ứng hữu cơ trong hóa học hữu cơ.

Xem chi tiết

Bài 2. Hạt nhân nguyên tử nguyên tố hóa học

Nội dung bài giảng giải thích sự liên quan giữa số đơn vị điện tích hạt nhân với số proton và số electron; Đề cập đến cách tính số khối của hạt nhân; các khái niệm thế nào là nguyên tố hóa học, đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình...

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.