Phương Trình Hoá Học

Bài 12. Amino axit

Hiểu được cấu tạo phân tử và tính chất hóa học cơ bản của amino axit. Biết ứng dụng và vai trò của amino axit

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I- ĐỊNH NGHĨA, CẤU TẠO, DANH PHÁP

1. Định nghĩa

Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH). Thí dụ:

                                 

2. Cấu tạo phân tử

Vì nhóm COOH có tính axit, nhóm NH2 có tính bazơ nên ở trạng thái kết tinh amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực. trong dung dịch, dạng ion lưỡng cực chuyển một phần nhỏ thành dạng phân tử:

3. Danh pháp

Có thể coi amino axit là axit cacboxylic có nhóm thế amino ở gốc hiđrocacbon. Do đó, tên gọi của các amino axit xuất phát từ tên của axit cacboxylic tương ứng (tên thay thế, tên thông thường), có thêm tiếp đầu ngữ amino và chữ số (2,3,...) hoặc chữ cái Hi Lạp (α,β,...) chỉ vị trí của nhóm NH2 trong mạch. Ngoài ra, các α -amino axit có trong thiên nhiên gọi là amino axit thiên nhiên đều có tên riêng (như bảng dưới) và hầu hết có công thức chung là:

   nhưng vẫn gọi tên theo dạng:   (R là phần còn lại của phân tử).

II- TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Các amino axit là những chất rắn ở dạng tinh thể không màu, vị hơi ngọt, có nhiệt độ nóng chảy cao (khoảng từ 220 đến 300oC, đồng thời bị phân hủy) và dễ tan trong nước vì chúng tồn tại ở dạng ion lưỡng cực (muối nội phân tử). Thí dụ: Glyxin nóng chảy ở khoảng 232−236oC, có độ tan 25,5g/100g nước ở 25oC

III- TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Tính chất axit-bazơ của dung dịch amino axit

Thí nghiệm: Nhúng quỳ tím vào các dung dịch glyxin (ống nghiệm 1) vào dung dịch axit glutamic (ống nghiệm 2) và vào dung dịch lysin (ống nghiệm 3)

Hiện tượng: Trong ống nghiệm (1) màu quỳ tím không đổi. Trong ống nghiệm (2) quỳ tím chuyển thành màu hồng. Trong ống nghiệm (3) quỳ tím chuyển thành màu xanh.

Giải thích: Phân tử glyxin có một nhóm COOH và một nhóm NH2 nên dung dịch gần như trung tính.

Phân tử axit glutamic có hai nhóm COOH và một nhóm NH2 nên dung dịch có môi trường axit.

Phân tử lysin có hai nhóm NH2 và một nhóm COOH nên dung dịch có môi trường bazơ.

Amino axit phản ứng với axit vô cơ mạnh cho muối, thí dụ:

H2N−CH2−COOH+HCl→CH3NCH2COOH

hoặc

H3N+−CH2−COO+HCl→ClH3NCH2COOH

Amino axit phản ứng với bazơ mạnh cho muối và nước, thí dụ:

H2N−CH2−COOH+NaOH→H2N−CH2−COONa+H2O

hoặc

H3N+−CH2−COO−+NaOH→H2N−CH2−COONa+H2O

Như vậy, amino axit có tính chất lưỡng tính.

2. Phản ứng este hóa nhóm COOH

Tương tự axit cacboxylic, amino axit phản ứng được với ancol (có axit vô cơ mạng xúc tác) cho este. Thí dụ:

H2NCH2COOH+C2H5OH⇆ (khíHCl) H2NCH2COOC2H5+H2O

3. Phản ứng của nhóm NH2 với HNO2

Thí nghiệm: Cho vào ống nghiệm 2ml dung dịch glyxin 10%, 2ml dung dịch NaNO210% và 5−10 giọt axit axetic. Lắc nhẹ ống nghiệm và quan sát.

Hiện tượng: Có bọt khí bay lên.

Giải thích: HNO2 (tạo thành từ NaNO2+CH3COOH) phản ứng với nhóm NH2 của glyxin (tương tự amin) cho axit hiđroxiaxetic và giải phóng N2:

H2NCH2COOH+HNO2→HOCH2COOH+N2↑+H2O

4. Phản ứng trùng ngưng

Khi đun nóng axit 6-aminohexanoic (còn gọi là axit ε-aminocaproic) hoặc axit 7-aminoheptanoic (axit ω-aminoenantoic) với xúc tác thì xảy ra phản ứng trùng ngưng tạo thành polime thuộc loại poliamit.

Trong phản ứng trùng ngưng amino axit, OH của nhóm COOH ở phân tử amino axit này kết hợp với H của nhóm NH2 ở phân tử amino axit kia tạo thành H2O và sinh ra polime do các gốc amino axit kết hợp với nhau, thí dụ:

IV- ỨNG DỤNG

- Amino axit thiên nhiên (hầu hết là α -amino axit) là cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống.

- Một số amino axit được dùng phổ biến trong đời sống như muối mononatri của axit glutamic dùng làm gia vị thức ăn (gọi là mì chính hay bột ngọt); axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan.

- Axit 6-aminohexanoic và axit 7-aminoheptanoic là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon-6 và nilon-7.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 4. Sự điện li của nước, pH. Chất chỉ thị axit-bazơ

Trong bài học trước các em đã biết về chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước các phân tử hòa tan đều phân li ra ion, còn chất điện li yếu thì chỉ có một số phần tử hòa tan phân li ra ion. Vậy nước có phải là chất điện li hay không? sự điện li của nước là mạnh hay yếu? nồng độ pH là gì? chất chỉ thị màu axit bazơ có công dụng gì? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem chi tiết

Bài 13 Peptit và protein

Biết khái niệm về peptit, protein, axit nucleic, enzim. Biết cấu tạo phân tử và tính chất cơ bản của peptit, protein

Xem chi tiết

CHƯƠNG 1 SỰ ĐIỆN LI

Bài giảng đi vào tìm hiểu Sự điện li là gì? Chất điện li là gì? Rèn luyện khả năng quan sát thí nghiệm rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li, Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

Xem chi tiết

Bài 6. Đơn chất và hợp chất – Phân tử

các nhà hoá học đã tìm cách phân chia các chất thành từng loại, rất thuận lợi cho việc nghiên cứu chúng. Bài này sẽ giới thiệu sự phân loại chất và cho thấy phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.