Phương Trình Hoá Học

Bài 31. Phản ứng hữu cơ

Biết cách phân loại phản ứng hữu cơ dựa vào sự biến đổi phân tử chất đầu. Biết các kiểu phân cắt liên kết cộng hoá trị và một vài tiểu phân trung gian.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I- PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG HỮU CƠ

Dựa vào sự biến đổi phân tử hợp chất hữu cơ khi tham gia phản ứng người ta phân phản ứng hữu cơ thành các loại sau đây.

1. Phản ứng thế

Một hoặc một nhóm nguyên tử ở phân tử hữu cơ bị thế bởi một hoặc một nhóm nguyên tử khác.

                       H3C−H+Cl−Cl→(as) H3C−Cl+HCl

                       H3C−OH+H−Br→H3C−Br+HOH

2. Phản ứng cộng

Phân tử hữu cơ kết hợp thêm với các nguyên tử hoặc phân tử khác.

                       HC≡CH+2H2→(Ni,to) H3C−CH3

3. Phản ứng tách

Một vài nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử bị tách khỏi phân tử.

Ngoài ra còn có phản ứng phân hủy: Phân tử bị phá hủy hoàn toàn thành các nguyên tử hoặc các phân tử nhỏ.

                       CH3CH2OH→ (H+,170oc) H2C=CH2+H2O

                       CH4→to C+2H2

                       C4H10+5F2→4C+10HF

                       C6H12+9O2→to 6CO2+6H2O

II - CÁC KIỂU PHÂN CẮT LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ

1.Phân cắt đồng li

Trong sự phân cắt đồng li, đôi electron dùng chung được chia đều cho hai nguyên tử liên kết tạo ra các tiểu phân mang electron độc thân gọi là gốc tự do. Gốc tự do mà electron độc thân ở nguyên tử cacbon gọi là gốc cacbon tự do.

Gốc tiểu phân thường được hình thành từ ánh sáng hoặc nhiệt và là những tiểu phân có khả năng phản ứng cao.

2. Phân cắt dị li

Trong sự phân cắt dị li, nguyên tử có độ âm điện lớn hơn chiếm cả cặp electron dùng chung trở thành anion còn nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn bị mất một electron trở thành cation.

Cation mà điện tích dương ở nguyên tử cacbon được gọi là cacbocation.

Cacbocation thường được hình thành do tác dụng của dung môi phân cực.

3. Đặc tính chung của gốc cacbo tự do và cacbocation

Gốc cacbo tự do (kí hiệu là R.), cacbocation (kí hiệu là R+) đều rất không bền, thời gian tồn tại rất ngắn, khả năng phản ứng cao. Chúng được sinh ra trong hỗn hợp phản ứng và chuyển hóa ngay thành các phân tử bền hơn, nên được gọi là các tiểu phân trung gian. Người ta chỉ nhận ra chúng nhờ các phương pháp vật lí như phương pháp phổ, mà thường không tách biệt và cô lập được chúng. Quan hệ giữa tiểu phân trung gian với chất đầu và sản phẩm phản ứng được thấy qua các thí dụ sau:

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 11. Amoniac và muối amoni

Biết được tính chất vật lí, hóa học của amoniac và muối amoni

Xem chi tiết

Bài 44. Hidro Sunfua

Hidro Sunfua có những tính chất hóa học đặc trưng nào? Những phản ứng hóa học nào có thể minh chứng cho những tính chất này?

Xem chi tiết

CHƯƠNG II. CACBOHIDRAT. Bài 5. Glucozơ

Biết cấu trục dạng mạch hở, dạng mạch vòng của glucozo

Xem chi tiết

Bài 19. Luyện tập về Liên kết ion. Liên kết cộng hóa trị. Sự lai hóa các obitan nguyên tử

Củng cố kiến thức, vận dụng lý thuyết để làm một số dạng bài tập cơ bản

Xem chi tiết

Bài 25. Flo – Brom – Iot

Các nguyên tố Flo, Brom, Iot có những tính chất nào giống hay khác với clo? Chúng có những ứng dụng gì và điều chế như thế nào?

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.