Phương Trình Hoá Học

Bài 15. Axit photphoric và muối photphat

• Biết cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, hoá học của axit photphoric và tính chất của các muối photphat. • Biết những ứng dụng và phương pháp điều chế axit photphoric.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I - AXIT PHOTPHORIC

1. Cấu tạo phân tử

Axit photphoric (H3PO4) có công thức cấu tạo:

 

Trong hợp chất H3PO4, photpho có số oxi hóa cao nhất +5.

2. Tính chất vật lí

Axit photphoric, còn gọi là axit orthophotphoric (H3PO4) là chất rắn dạng tinh thể, trong suốt, không màu, nóng chảy ở 42,5oC, rất háo hức nên dễ bị chảy rữa, tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào. Axit photphoric thường dùng là dung dịch đặc, sánh, có nồng độ 85%.

3. Tính chất hóa học

a) Tính oxi hóa - khử

Khác với nitơ, photpho ở mức oxi hóa +5 bền hơn. Do vậy, axit photphoric khó bị khử, không có tính oxi hóa như axit nitric.

b) Tác dụng bởi nhiệt

Khi đun nóng đến khoảng 200−250oC, axit photphoric mất bớt nước, biến thành axit điphotphoric (H4P2O7):

2H3PO4→to H4P2O7+H2O

Tiếp tục đun nóng đến khoảng 400−500oC, axit điphotphoric lại mất bớt nước, biến thành axit metaphotphoric:

H4P2O7→to 2HPO3+H2O

Các axit HPO3,H4P2O7 lại có thể kết hợp với nước để tạo ra axit H3PO4.

c) Tính axit

* Axit H3PO4 là axit ba lần axit, có độ mạnh trung bình. Trong dung dịch nó phân li theo ba nấc. Dưới đây là hằng số phân li axit ở 25oC.

Nấc 1:              H3PO4⇌H++H2PO4;K1=7,6.10−3

Nấc 2:              H2PO4⇌H++HPO2−4;K2=6,2.10−8

Nấc 3:              HPO2−4⇌H++PO3−4;K3=4,4.10−13

Sự phân li chủ yếu xảy ra theo nấc 1, nấc 2 yếu hơn và nấc 3 rất yếu. Như vậy trong dung dịch axit photphoric ngoài các phân tử H3PO4 không phân li, còn có các ion H+, đihiđrophotphat (H2PO4), hiđrophotphat (HPO2−4) và photphat (PO3−4), không kể H+ và OH do nước phân li ra.

* Dung dịch H3PO4 có những tính chất chung của axit, như làm đổi màu quỳ tím thành đỏ, tác dụng với oxit bazơ, bazơ, muối, kim loại,...

Khi tác dụng với oxit bazơ hoặc bazơ, tùy theo lượng chất tác dụng mà axit photphoric tạo ra muối trung hòa, muối axit hoặc hỗn hợp muối.

Thí dụ:              H3PO4+NaOH→NaH2PO4+H2O

                         H3PO4+2NaOH→Na2HPO4+2H2O

                         H3PO4+3NaOH→Na3PO4+3H2O

4. Điều chế và ứng dụng

a) Trong phòng thí nghiệm

Axit photphoric được điều chế bằng cách dùng HNO3 đặc oxi hóa photpho:

                        P+5HNO3(đặc)→to H3PO4+5NO2+H2O

b) Trong công nghiệp

* Cho H2SO4 đặc tác dụng với quặng photphorit hoặc quặng apatit:

                       Ca3(PO4)2+3H2SO4(đặc) →to 3CaSO4↓+2H3PO4

Tách muối CaSO4 ra và cô đặc dung dịch, rồi làm lạnh để axit kết tinh. Axit photphoric điều chế bằng phương pháp này không tinh khiết, có chất lượng thấp.

* Để điều chế H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao hơn, người ta đốt cháy photpho để được P2O5, rồi cho P2O5 tác dụng với nước.

                              4P+5O2→to 2P2O5

                              P2O5+3H2O→2H3PO4

Một lượng lớn axit photphoric sản xuất ra được dùng để điều chế các muối photphat và để sản xuất phân lân.

II - MUỐI PHOTPHAT

Muối photphat là muối của axit photphoric. Axit photphoric tạo ra ba loại muối: muối photphat trung hòa và hai muối photphat axit.

Thí dụ:      Muối photphat trung hòa: Na3PO4,Ca3(PO4)2,(NH4)3PO4

                  Muối đihiđrophotphat:  NaH2PO4,Ca(H2PO4)2,NH4H2PO4

                  Muối hiđrophotphat : Na2HPO4,CaHPO4,(NH4)2HPO4

1. Tính chất của muối photphat

a) Tính tan

Tất cả các muối đihiđrophotphat đều tan trong nước.

Trong số các muối hiđrophotphat và photphat trung hòa chỉ có muối natri, kali, amoni là dễ tan, còn muối của các kim loại khác đều không tan hoặc ít tan trong nước.

b) Phản ứng thủy phân

Các muối photphat tan bị thủy phân trong dung dịch.

Thí dụ:                 Na3PO4+H2O ⇌ Na2HPO4+NaOH

                            PO3−4+H2O ⇌ HPO2−4+OH

Do đó, dung dịch Na3PO4 có môi trường kiềm, làm quỳ tím ngả màu xanh.

2. Nhận biết ion photphat

Thuốc thử để nhận biết ion PO3−4 trong dung dịch muối photphat là bạc nitrat.

Thí nghiệm: Nhỏ vào ống nghiệm 5−6 giọt dung dịch Na3PO4 rồi thêm vào đó 3−4 giọt dung dịch AgNO3. Khi đó sẽ tạo thành kết tủa màu vàng, tan được trong dung dịch axit nitric loãng. Phương trình ion rút gọn:

                           3Ag++PO3−4→Ag3PO4

                                                     màu vàng

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Mở Đầu Môn Hóa Học

Giúp các ban học giỏi môn Hóa lớp 8, ngoài những bài tập trên lớp thì các bạn phải tự luyện tập và thực hành thêm thật nhiều. Để rèn luyện kỹ năng giải bài tập Hóa.

Xem chi tiết

CHƯƠNG 4 POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

Nội dung bài học đề cập đến khái niệm, phân loại, đặc điểm cấu tạo và tính chất của Polimer. Ngoài ra, tiết học sẽ giúp các em hiểu hơn về phản ứng trùng hợp và trùng ngưng.

Xem chi tiết

CHƯƠNG 3. Bài 11. Amin

Biết các loại amin, danh pháp của amin. Hiểu cấu tạo phân tử, tính chất, ứng dụng và điều chế amin.

Xem chi tiết

Bài 2. Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hoá học, đồng vị

Nội dung bài giảng giải thích sự liên quan giữa số đơn vị điện tích hạt nhân với số proton và số electron; Đề cập đến cách tính số khối của hạt nhân; các khái niệm thế nào là nguyên tố hóa học, đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình...

Xem chi tiết

Bài 18. Công nghiệp silicat

Nội dung bài học Công nghiệp silicat trình bày về Thành phần, tính chất của thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng: phương pháp sản xuất các loại vật liệu trên từ nguồn nguyên liệu có trong tự nhiên. Cách sử dụng, bảo quản đồ dùng các vật liệu thuỷ tinh, đồ gốm, xây dựng như xi măng...

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.