Phương Trình Hoá Học

Bài 36. Metan

Metan có cấu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào? Hôm nay các bạn sẽ được nghiên cứu qua bài giảng về Metan.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Công thức phân tử : CH4.

Phân tử khối:            16.

I. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN, TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Trong tự nhiên, metan có nhiều trong các mỏ khí (khí thiên nhiên), trong mỏ dầu (khí đồng hành), trong các mỏ than (khí mỏ than), trong bùn ao (khí bùn ao), khí biogaz. Khí metan được sinh ra trong điều kiện các chất hữu cơ bị vi sinh vật phân hủy trong điều kiện hiếm khí.(có rất ít khí oxi).

- Metan là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí và tan rất ít trong nước.

II. CẤU TẠO PHÂN TỬ

-Trong phân từ metan chỉ có liên kết đơn, công thức cấu tạo của metan:

- Giữa nguyên tử C và nguyên tử H chỉ có 1 liên kết những liên kết như vậy gọi là liên kết đơn.

- Ta thấy trong phân tử mêtan có 4 liên kết đơn.

III.  TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Tác dụng với oxi:

- Khi đốt metan cháy trong khí oxi thì tạo thành khí CO2 và H2O, tỏa nhiều nhiệt.

                  CH4(k) + 2O2(k) ->  CO2(k) + 2H2O(h) ( điều kiện nhiệt độ)

2. Tác dụng với clo khi có ánh sáng:

Tiến hành thí nghiệm cho hỗn hợp khí metan và clo phản ứng với nhau trong một bình kín, dưới điều kiện có chiếu sáng.

Hiện tượng: Ban đầu hỗn hợp khí có màu vàng, sau một thời gian thì màu vàng nhạt dần rồi mất đi.

                  CH4 + Cl2 -> HCl + CH3Cl (clo metan) ( điều kiện ánh sáng)

- Ở phản ứng này, nguyên tử H của metan được thay thế bởi nguyên tử Cl, vì vậy được gọi là phản ứng thế.

IV. ỨNG DỤNG

- Metan cháy tỏa nhiều nhiệt nên được đùng làm nhiên liệu.

- Metan là nguyên liệu dùng điều chế hiđro theo phản ứng : CH4(k) + H2O  -> CO2(k) + H2(k)

- Metan còn được dùng để điều chế bột than và nhiều chất khác.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 12. Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn

Hiểu được tính kim loại, tính phi kim và quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn Hiểu được quy luật biến đổi hóa trị, tính axit-bazo của oxit và hidroxit của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn Hiểu được nội dung định luật tuần hoàn.

Xem chi tiết

Bài 19. Sắt

Từ xa xưa con người đã biết sử dụng nhiều vật dụng bằng sắt hoặc hợp kim sắt. Ngày nay trong số tất cả trong kim loại, sắt vẫn được sử dụng nhiều nhất. Hãy tìm hiểu các tính chất vật lí, hóa học của sắt.

Xem chi tiết

Bài 40. Dầu mỏ và khí thiên nhiên

Dầu mỏ và khí thiên nhiên là những tài nguyên quý giá ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Vậy dầu mỏ và khí thiên có ở đâu, được khai thác như thế nào, có thể tách ra được những sản phẩm nào và có những ứng dụng gì?

Xem chi tiết

Bài 42. Nồng độ dung dịch

Thường có nhiều cách biểu diễn nồng độ dung dịch, các em sẽ tìm hiểu hai loại nồng độ dung dịch là nồng độ phần trăm và nồng độ mol. x

Xem chi tiết

Bài 8. Một số bazơ quan trọng

Nội dung bài học nghiên cứu về các vấn đề: Natri hidroxit NaOH và Canxi hidroxitCa(OH) có những tính chất vật lí, tính chất hóa học nào? Những ứng dụng trong đời sống và sản xuất gồm những gì?

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.