Phương Trình Hoá Học

Bài 30. Thực hành: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng

Bài thực hành giúp các em hiểu và giải thích được các hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm; Rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học như lấy hóa chất vào ống nghiệm, đun ống nghiệm, quan sát hiện tượng...

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

NỘI DUNG VÀ CÁCH TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

I. Thí nghiệm 1. So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg, Al với nước

Rót nước vào ống nghiệm thứ nhất (khoảng 3/4 ống), thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein; đặt vào giá ống nghiệm rồi bỏ vào đó một mẩu natri nhỏ bằng hạt gạo (hình a).

Rót vào ống nghiệm thứ hai và thứ ba khoảng 5 ml nước, thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein, sau đó đặt vào giá ống nghiệm, rồi bỏ vào ống thứ hai một mẩu kim loại Mg và ống thứ ba một mẩu kim loại Al vừa cạo sạch lớp vỏ oxit (hình b và c). Quan sát hiện tượng xảy ra. Đun nóng cả 2 ống nghiệm và quan sát.

Nhận xét mức độ phản ứng ở 3 ống nghiệm. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

II. Thí nghiệm 2. Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm

Rót 2 - 3 ml dung dịch NaOH loãng vào ống nghiệm và bỏ vào đó một mẩu nhôm. Đun nóng nhẹ để phản ứng xảy ra mạnh hơn. Quan sát bọt khí thoát ra. Viết phương trình hóa học của các phản ứng.

III. Thí nghiệm 3. Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3

Rót vào 2 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 3 ml dung dịch AlO3 rồi nhỏ dung dịch NH3 dư vào sẽ thu được kết tủa Al(OH)3 (hình a).

Nhỏ dung dịch H2SO4 loãng vào một ống, lắc nhẹ (hình b). Quan sát hiện tượng.

Nhỏ dung dịch NaOH vào ống kia, lắc nhẹ (hình c). Quan sát hiện tượng. Viết phương trình hóa học của các phản ứng và giải thích hiện tượng.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 16. Hợp chất của cacbon

Nội dung bài Hợp chất của cacbon tìm hiểu về Tính chất vật lí của CO và CO2; Tính chất vật lí, tính chất hóa học của muối cacbonat (nhiệt phân, tác dụng với axit). Cách nhận biết muối cacbonat bằng phương pháp hoá học. Giúp học sinh hiểu được: CO có tính khử (tác dụng với oxit kim loại), CO2 là một oxit axit, có tính oxi hóa yếu (tác dụng với Mg, C).

Xem chi tiết

Bài 28. Bài thực hành số 3: Tính chất của Brom và Iot

Nội dung Bài thực hành số 3 Tính chất hóa học của Brom và Iot giúp học sinh biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm: So sánh tính oxi hoá của clo và brom. So sánh tính oxi hoá của brom và iot. Tác dụng của iot với tinh bột.

Xem chi tiết

Bài 11. Phân bón hóa học

Trong sự phát triển của thực vật thì những nguyên tố hóa học nào cần thiết phải có? (C, O, H, N, S,K, Ca, Mg...) Vậy những nguyên tố hóa học này có ở đâu? (Có trong đất và trong phân bón hóa học) Vậy phânbón hóa học có những công dụng như thế nào? Ta thường dùng những loại phân gì? Để biết được ta vào bài mới.

Xem chi tiết

Bài 20. Tinh thể nguyên tử. Tinh thể phân tử

Tìm hiểu về tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử

Xem chi tiết

Bài 40. Sắt

Hiểu được tính chất hóa học cơ bản của sắt và dẫn ra được những phản ứng hóa học thích hợp

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.