Phương Trình Hoá Học

Bài 37. Luyện tập: Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt

Nội dung bài học chính là câu trả lời sâu sắc cho câu hỏi Vì sao Sắt thường có số oxi hóa +2, +3 và ôn tập lại các tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất Sắt(II), Sắt (III). Đồng thời rèn luyện cho các em các kĩ năng giải bài tập về Sắt và các hợp chất của Sắt

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

KIẾN THỨC CẦN NHỚ

I. Sắt

Nguyên tử Fe có cấu hình electron: [Ar] 3d64s2.

Sắt có tính khử trung bình. Khi tác dụng với chất oxi hóa yếu, sắt bị oxi hóa đến số oxi hóa +2.

Với chất oxi hóa mạnh, sắt bị oxi hóa đến số oxi hóa +3.

II. Hợp chất của sắt

1. Hợp chất sắt(II)

Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt(II) là tính khử Fe2+ thành Fe3+. Hợp chất sắt(II) gồm: sắt(II) oxit (FeO), sắt(II) hiđroxit (Fe(OH)2), muối sắt(II).

2. Hợp chất sắt(III)

Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt(III) là tính oxi hóa.Hợpchất sắt(III) gồm: sắt(III) oxit (Fe2O3), sắt(III) hiđroxit (Fe(OH)3), muối sắt(III).

III. Hợp kim của sắt

1. Gang

- Gang là hợp kim của sắt với cacbon trong đó có từ 2 - 5% khối lượng cacbon và một lượng nhỏ các nguyên tố Si, Mn, S,...

- Sản xuất gang theo nguyên tắc: Khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao.

- Các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình luyện quặng thành gang

2. Thép

- Thép là hợp kim của sắt chứa từ 0,01 - 2% khối lượng cacbon cùng với một số nguyên tố khác (Si, Mn, Cr, Ni,...).

- Sản xuất thép theo nguyên tắc: Giảm hàm lượng các tạp chất C, S, Si, Mn,... có trong gang bằng cách oxi hóa các tạp chất đó thành oxit rồi biến thành xỉ và tách ra khỏi thép.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 33. Luyện tập: Ankin

Nội dung bài Luyện tập Ankin củng cố kiến thức về tính chất hóa học của ankin. Phân biệt ankan, anken, ankin bằng phương pháp hóa học.

Xem chi tiết

Bài 27. Cacbon

Nội dung bài giảng Cacbon tìm hiểu Đơn chất cacbon có 3 dạng thù hình chính: Kim cương, than chì và cacbon vô định hình; Cacbon vô định hình (than gỗ, than xương, mồ hóng…) có tính hấp phụ và hoạt động hóa học nhất; Sơ lược tính chất vật lí của 3 dạng thù hình; Cacbon là phi kim hoạt động hóa học yếu: Tác dụng với oxi và một số oxit kim loại, tính chất hóa học đặc biệt của cácbon là tínhkhử ở nhiệt độ cao; Một số ứng dụng tương ứng với tính chất vật lí và tính chất hóa học của cacbon.

Xem chi tiết

CHƯƠNG 8. Bài 48. Nhận biết một số cation trong dung dịch

Hiểu phản ứng tạo nên các sản phẩm đặc trưng để nhận boeets một số cation trong dung dịch

Xem chi tiết

Bài 45. Axit cacboxylic

Bài học giúp các bạn nắm khái niệm Axit cacboxylic là gì, cách phân loại và gọi tên Axit cacboxylic. Biết về cấu tạo, tính chất hóa học hóa học đậc trưng và ứng dụng của Axit cacboxylic.

Xem chi tiết

Bài 15. Axit photphoric và muối photphat

• Biết cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, hoá học của axit photphoric và tính chất của các muối photphat. • Biết những ứng dụng và phương pháp điều chế axit photphoric.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.