Phương Trình Hoá Học

Bài 2. Lipit – Hóa học 12

Thông qua bài học giúp các em có thêm hiểu biết về trạng thái tự nhiên, tầm quan trọng của lipit; hiểu về các tính chất vật lý, tính chất hóa học cũng như cách sử dụng chất béo hợp lí.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. KHÁI NIỆM

Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực.

II. CHẤT BÉO

1. Khái niệm

Chất béo là trieste của glixerol với axit béo, gọi chung là triglixerit hay là triaxylglixerol.

Axit béo là axit đơn chức có mạch cacbon dài, không phân nhánh.

Các axit béo thường có trong chất béo là: axit stearic (CH3[CH2]16COOH), axit panmitic (CH3[CH2]14COOH), axit oleic (cis−CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COOH).

Công thức cấu tạo chung của chất béo:

trong đó R1, R2, R3 là gốc hiđrocacbon, có thể giống nhau hoặc khác nhau.

2. Tính chất vật lí

- Trong phân tử có gốc hiđrocacbon không no, thí dụ: (C17H33COO)3C3H5, chất béo ở trạng thái lỏng; trong phân tử có gốc hiđrocacbon no, thí dụ: (C17H35COO)3C3H5, chất béo ở trạng thái rắn.

- Không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như benzen, hexan, clorofom,…

- Nhẹ hơn nước.

3. Tính chất hóa học

Về cấu tạo, chất béo là trieste nên có tính chất của este nói chung. Chúng tham gia các phản ứng sau:

- Phản ứng thủy phân:

 - Phản ứng xà phòng hóa:

- Phản ứng cộng hiđro của chất béo lỏng:

4. Ứng dụng

- Chất béo là nguồn dinh dưỡng quan trọng và cung cấp một lượng đáng kể năng lượng cho cơ thể hoạt động. Chất béo còn là nguyên liệu để tổng hợp một số chất khác cần thiết cho cơ thể bảo đảm sự vận chuyển và hấp thụ các chất hòa tan được trong chất béo.

- Trong công nghiệp, chất béo dùng để điều chế xà phòng và glixerol.

- Chất béo còn được dùng trong sản xuất một số thực phẩm khác như mì sợi, đồ hộp,...Dầu mỡ sau khi rán, có thể được dùng để tái chế thành nhiên liệu.

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 6. Luyện tập: Cấu tạo vỏ nguyên tử

Bài luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử củng cố kiến thức: Thứ tự các phân lớp electron theo chiều tăng dần mức năng lượng trong nguyên tử; Số electron tối đa của phân lớp; của một lớp; Cấu hình electron nguyên tử...

Xem chi tiết

Bài 31. Bài thực hành số 4: Tính chất của oxi, lưu huỳnh

Nội dung Bài thực hành số 4 Tính chất của oxi, lưu huỳnh củng cố những kiến thức về tính chất hóa học của Oxi, lưu huỳnh: Tính oxi hóa mạnh. Ngoài ra lưu huỳnh còn có tính khử. Chứng minh sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí của Lưu huỳnh. Tiếp tục rèn luyện các thao tác thí nghiệm như thực hiện các phản ứng đốt cháy, tỏa nhiệt; làm thí nghiệm an toàn, chính xác; quan sát hiện tượng hóa học

Xem chi tiết

Bài 3. Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp

Bài học cung cấp cho các em khái niệm cũng như phương pháp sản xuất xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp.

Xem chi tiết

Bài 27. Cacbon

Nội dung bài giảng Cacbon tìm hiểu Đơn chất cacbon có 3 dạng thù hình chính: Kim cương, than chì và cacbon vô định hình; Cacbon vô định hình (than gỗ, than xương, mồ hóng…) có tính hấp phụ và hoạt động hóa học nhất; Sơ lược tính chất vật lí của 3 dạng thù hình; Cacbon là phi kim hoạt động hóa học yếu: Tác dụng với oxi và một số oxit kim loại, tính chất hóa học đặc biệt của cácbon là tínhkhử ở nhiệt độ cao; Một số ứng dụng tương ứng với tính chất vật lí và tính chất hóa học của cacbon.

Xem chi tiết

Bài 19. Hợp kim

Nội dung tiết học đề cập đến khái niệm Hợp kim và nghiên cứu về cấu tạo cũng như tính chất và ứng dụng của chúng.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.