Phương Trình Hoá Học

Bài 39. Một số hợp chất của crom

Biết tính chất hóa học đặc trưng của các hợp chất crom (II), crom (III) và crom (VI)

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I- HỢP CHẤT CROM (II)

1. Crom (II) oxit, CrO

CrO là một oxit bazơ, tác dụng với dung dịch HCl,H2SO4 loãng tạo thành muối crom (II): CrO+2HCl→CrCl2+H2O

CrO có tính khử, trong không khí CrO dễ bị oxi hóa thành crom (III) oxit Cr2O3.

2. Crom (II) hiđroxit, Cr(OH)2

Cr(OH)2 là chất rắn, màu vàng, được điều chế từ muối crom (II) và dung dịch kiềm (không có không khí):

CrCl2+2NaOH→Cr(OH)2↓+2NaCl

Cr(OH)có tính khử, trong không khí Cr(OH)2 bị oxi hóa thành Cr(OH)3:

4Cr(OH)2+O2+2H2O→4Cr(OH)3

Cr(OH)2 là một bazơ, tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối crom (II):

Cr(OH)2+2HCl→CrCl2+2H2O

3. Muối crom (II)

Muối crom (II) có tính khử mạnh. Thí dụ: dung dịch muối CrCl2 tác dụng dễ dàng với khí clo, tạo thành muối crom (III) clorua:

2CrCl2+Cl2→2CrCl3

II- HỢP CHẤT CROM (III)

1. Crom (III) oxit, Cr2O3

Cr2Olà một oxit lưỡng tính, tan trong axit và kiềm đặc. Cr2Ođược dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.

2. Crom (III) hiđroxit, Cr(OH)3

Cr(OH)3 được điều chế bằng phản ứng trao đổi giữa muối crom (III) và dung dịch bazơ:

CrCl3+3NaOH→Cr(OH)3↓+3NaCl

Cr(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính, tan được trong dung dịch axit và dung dịch kiềm:

Cr(OH)3+NaOH→Na[Cr(OH)4] (hay NaCrO2.2H2O)

                             natri cromit

Cr(OH)3+3HCl→CrCl3+3H2O

3. Muối crom (III)

Muối crom (III) có tính oxi hóa và tính khử.

Trong môi trường axit, muối crom (III) có tính oxi hóa và dễ bị những chất khử như Zn khử thành muối crom (II):

2Cr+3(dd)+Zn0→2Cr+2(dd)+Zn+2(dd)

Trong môi trường kiềm, muối crom (III) có tính khử và bị những chất oxi hóa mạnh oxi hóa thành muối crom (VI):

2Cr+3(dd)+3Br20+16OH→2Cr+6O2−4(dd)+6Br(dd)+8H2O

Muối crom (III) có ý nghĩa quan trọng trong thực tế là muối sunfat kép crom - kali hay phèn crom - kali K2SO4.Cr(SO4)3.24H2O (viết gọn là KCr(SO4)2.12H2O). Phèn crom  - kali có màu xanh tím, được dùng để thuộc da, làm chất cầm màu trong ngành nhuộm vải.

III- HỢP CHẤT CROM (VI)

1. Crom (VI) oxit, CrO3

CrO3 là chất rắn, màu đỏ thẫm.

CrOcó tính oxi hóa rất mạnh. Một số chất vô cơ và hữu cơ như S,P,C,NH3,C2H5OH,... bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3, đồng thời CrObị khử thành Cr2O3

Thí dụ: 2CrO3+2NH3→Cr2O3+N2+3H2O

CrO3 là một oxit axit, tác dụng với nước thành hỗn hợp axit cromic H2CrO4 và axit đicromic H2Cr2O7:

CrO3+H2O→H2CrO4

2CrO3+H2O→H2Cr2O7

Hai axit này không tách ra được ở dạng tự do, chỉ tồn tại trong dung dịch. Nếu tách khỏi dung dịch, chúng sẽ bị phân hủy trở lại thành CrO3.

2. Muối cromat và đicromat

Các muối cromat và đicromat là những hợp chất bền hơn nhiều so với các axit cromic và đicromic.

Muối cromat, như natri cromat Na2CrO4 và kali cromat K2CrO4 là muối của axit cromic, có màu vàng của ion cromat CrO2−4

Muối đicromat, như natri đicromat Na2Cr2O7 và kali đicromat K2Cr2O7, là muối của axit đicromic. Những muối này có màu da cam của ion đicromat Cr2O2−7

Các muối cromat và đicromat có tính oxi hóa mạnh, đặc biệt trong môi trường axit, muối Cr(VI) bị khử thành muối Cr(III).

Thí dụ:

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

CHƯƠNG 1 NGUYÊN TỬ

Nguyên tử có kích thước, khối lượng, thành phần cấu tạo như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay.

Xem chi tiết

Bài 8. Luyện tập chương I

Củng cố kiến thức và vận dụng lí thuyết để làm một số dạng bài tập cơ bản

Xem chi tiết

Bài 2. Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hoá học, đồng vị

Nội dung bài giảng giải thích sự liên quan giữa số đơn vị điện tích hạt nhân với số proton và số electron; Đề cập đến cách tính số khối của hạt nhân; các khái niệm thế nào là nguyên tố hóa học, đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình...

Xem chi tiết

Bài 38. Hệ thống hóa về hiđrocacbon

Nội dung bài giảng giúp các em hs hệ thống hóa kiến thức các hiđrocacbon quan trọng: ankan, anken, ankin và ankylbenzen về đặc điểm cấu tạo tính chất vật lý, tính chất hóa học, tính đặc trưng và ứng dụng. 

Xem chi tiết

Bài 27. Phân tích nguyên tố

• Biết nguyên tắc phân tích định tính và định lượng nguyên tố. • Biết tính hàm lượng phần trăm nguyên tố từ kết quả phân tích

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.