Phương Trình Hoá Học

CHƯƠNG 1 NGUYÊN TỬ

Nguyên tử có kích thước, khối lượng, thành phần cấu tạo như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. THÀNH PHẦN CẤU TẠO CỦA NGUYÊN TỬ

1. Electron

a) Sự tìm ra electron

Năm 1897, nhà bác học người Anh Tôm-xơn (J.J. Thomson) nghiên cứu sự phóng điện giữa hai điện cực có hiệu điện thế 15kV, đặt trong một ống gần như chân không và thấy màn huỳnh quang trong ống phát sáng do những tia phát ra từ cực âm và được gọi là tia âm cực.

Người ta gọi những hạt tạo thành tia âm cực là các electron, kí hiệu là e.

b) Khối lượng và điện tích của electron

Khối lượng: me = 9,1094.10-31 kg.

Điện tích: qe = -1,602.10-19 C (culông).

2. Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử

Năm 1911, nhà vật lí người Anh Rơ-dơ-pho và các cộng sự đã khám phá ra hạt nhân nguyên tử. Ông cho rằng nguyên tử có cấu tạo rỗng, phần mang điện dương là hạt nhân. Xung quanh hạt nhân có các electron tạo nên vỏ nguyên tử. Khối lượng nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân.

3. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử

a) Sự tìm ra proton

Năm 1918, Rơ-dơ-pho đã tìm ra hạt proton khi bắn phá hạt nhân nguyên tử nitơ bằng hạt alpha. Hạt proton kí hiệu là chữ p. Hạt proton là một thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử.

b) Sự tìm ra nơtron

Năm 1932, Chat-uých dùng hạt alpha bắn phá hạt nhân nguyên tử beri đã phát hiện ra hạt nơtron (kí hiệu là n). Nơtron cũng là một thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử.

c) Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử

Hạt nhân nguyên tử được tạo thành bởi các proton và nơtron. Vì nơtron không mang điện, số proton trong hạt nhân phải bằng số đơn vị điện tích dương của hạt nhân và bằng số electron quay xung quanh hạt nhân.

II. KÍCH THƯỚC VÀ KHỐI LƯỢNG CỦA NGUYÊN TỬ

1. Kích thước

Nguyên tử giống như một quả cầu, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân, có đường kính khoảng 10-10 m.

a) Nguyên tử nhỏ nhất là nguyên tử H có bán kính khoảng 0,053 nm.

b) Đường kính của hạt nhân nguyên tử còn nhỏ hơn, vào khoảng 10-5 nm.

Đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân cỡ 104 lần.

c) Đường kính của electron và của proton còn nhỏ hơn nhiều (khoảng 10-8 nm), electron chuyển động xung quanh hạt nhân trong không gian rỗng của nguyên tử.

2. Khối lượng

1 gam của bất kỳ chất nào cũng chứa hàng tỉ nguyên tử. Ví dụ: 1g cacbon có tới 5.1022 nguyên tử cacbon.

Để biểu thị khối lượng của nguyên tử, phân tử và các hạt proton, notron, electron, người ta phải dùng đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu u (hay còn gọi là đơn vị cacbon, đvC).

1u = 1/12 khối lượng của một nguyên tử đồng vị cacon 12; 1u = 1,66605.10-27 kg.

Khối lượng của 1 nguyên tử H = 1u, nguyên tử C = 12u, ...

me = 9,1094.10-31 kg = 0,00055u; mp = 1,6726.10-27 kg = 1u; mn = 1,6748.10-27 kg = 1u.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 9. Axit nitric và muối nitrat

Những hợp chất khí nào là nguyên nhân gây ra mưa axit? Có hợp chất của nitơ là NO2, kết hợp với nước tạo nên một loại axit, axit này có những tính chất gì mà có thể gây hại đến những công trình xây dựng... Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung bài học Axit nitric và muối nitrat.

Xem chi tiết

Bài 8. Thực hành: Điều chế, tính chất hóa học của este và cacbohiđrat

Bài học tổng kết lại kiến thức trọng tâm của Este và Cacbohidrat cũng như một số kĩ năng tiến hành thí nghiệm. Nội dung minh họa trình bày các trình tự, kinh nghiệm tiến hành thí nghiệm, cách sử dụng các dụng cụ phòng thí nghiệm như đun ống nghiệm, gạn, lọc,...và giải thích hiện tượng hóa học xảy ra dựa vào tính chất hóa học của Este và Cacbohidrat.

Xem chi tiết

Bài 19. Luyện tập: Phản ứng oxi hoá – khử

Nội dung bài giảng Luyện tập: Phản ứng oxi hóa - khử ôn tập lại kiến thức về Chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá, Phản ứng oxi hoá- khử, Phân loại phản ứng trong hoá học vô cơ.

Xem chi tiết

Bài 22. Silic và hợp chất của silic

Biết các tính chất đặc trưng, phương pháp điều chế silic và hợp chất của silic. Biết những ứng dụng quan trọng của silic trong các ngành kĩ thuật như luyện kim, bán dẫn, điện tử...

Xem chi tiết

Bài 31. Phản ứng hữu cơ

Biết cách phân loại phản ứng hữu cơ dựa vào sự biến đổi phân tử chất đầu. Biết các kiểu phân cắt liên kết cộng hoá trị và một vài tiểu phân trung gian.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.