Phương Trình Hoá Học

Bài 41. Một số hợp chất của sắt

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I- HỢP CHẤT SẮT (II)

1. Tính chất hóa học của hợp chất sắt (II)

a) Hợp chất sắt (II) có tính khử

Khi tác dụng với oxi hóa, các hợp chất sắt (II) bị oxi hóa thành hợp chất sắt (III). Trong các phản ứng này, ion Fe2+ có khả năng nhường 1  electron:

Fe2+→Fe3++1e

Như vậy, tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (II) là tính khử. sau đây là những phản ứng hóa học minh họa cho tính khử cảu hợp chất sắt (II):

- Hợp chất sắt (II) bị oxi hóa bởi axit H2SO4 đặc nóng hoặc dung dịch axit HNOtạo thành muối sắt (III):

3FeO+10HNO3→3Fe(NO3)3+5H2O+NO↑

FeO đã khử một phần HNO3 thành NO.

- Sắt (II) hiđroxit bị oxi hóa trong không khí (có mặt oxi và hơi nước) thành sắt (III) hiđroxit:

4Fe(OH)2+O2+2H2O→4Fe(OH)3

(trắng xanh)                  (nâu đỏ)

- Muối sắt (II) bị oxi hóa thành muối sắt (III):

2FeCl2+Cl2→2FeCl3

(lục nhạt)       (vàng nâu)

10FeSO4+2KMnO4+8H2SO4→5Fe2(SO4)3+K2SO4+2MnSO4+8H2O

(dung dịch màu tím hồng)          (dung dịch màu vàng)

Trong các phản ứng trên, Fe2+ đã khử Cl2 thành ion Cl− hoặc khử MnO−4 thành Mn2+.

b) Oxit và hiđroxit sắt (II) có tính bazơ

Sắt (II) oxit và sắt (II) hiđroxit có tính bazơ. Chúng tác dụng được với axit (HCl,H2S4loãng) tạo thành muối sắt (II)

2. Điều chế một số hợp chất sắt (II)

Sắt (II) có thể được điều chế bằng cách hủy sắt (II) hiđroxit ở nhiệt độ cao trong môi trường không có oxi:

Fe(OH)2→tFeO+H2O

hoặc khử sắt (III) oxit:

Fe2O3+CO→500−600oC 2FeO+CO2

Sắt (II) hiđroxit được điều chế bằng phản ứng trao đổi ion của dung dịch muối sắt (II) với dung dịch bazơ không có không khí

FeCl2+2NaOH→Fe(OH)2↓+2NaCl

Fe2++2OH→Fe(OH)2

Muối sắt (II) được điều chế bằng cách cho sắt hoặc các hợp chất sắt (II) như FeO,Fe(OH)2,... tác dụng với dung dịch HCl hoặc H2SO4 loãng (trong điều kiện không có không khí).

Cũng có thể điều chế muối sắt (II) từ muối sắt (III).

3. Ứng dụng của hợp chất sắt (II)

Muối FeSO4 được dùng làm chất diệt sâu bọ có hại cho thực vật, pha chế sơn, mực và trong kĩ nghệ nhuộm vải.

II- HỢP CHẤT SẮT (III)

1. Tính chất hóa học của hợp chất sắt (III)

a) Hợp chất sắt (III) có tính oxi hóa

Khi tác dụng với các chất khử, các hợp chất sắt (III) sẽ bị khử thành hợp chất sắt (II) hoặc sắt tự do. Trong các phản ứng hóa học này, ion Fe3+ có khả năng nhận 1 hoặc 3 electron, tùy thuộc vào chất khử mạnh hay yếu:

Fe3++1e→Fe2+

Fe3++3e→Fe

Như vậy, tính chất hóa học chung của hợp chất (III) là tính oxi hóa

- Hợp chất sắt (III) oxi hóa nhiều kim loại thành ion dương:

2FeCl3+Fe→3FeCl2

2FeCl3+Cu→2FeCl2+CuCl2

- Hợp chất sắt (III) oxi hóa một số hợp chất có tính khử:

2FeCl3+2KI→2FeCl2+2KCl+I2

b) Oxit và hiđroxit sắt (III) có tính bazơ

Sắt (III) oxit và sắt (III) hiđroxit có tính bazơ. Chúng tác dụng với axit tạo thành muối sắt (III).

2. Điều chế một số hợp chất sắt (III)

- Sắt (III) oxit có thể điều chế bằng phản ứng phân hủy sắt (III) hiđroxit ở nhiệt độ cao:

2Fe(OH)3→to Fe2O3+3H2O

- Sắt (III) hiđroxit có thể được điều chế bằng phản ứng trao đổi ion của dung dịch muối sắt (III), hoặc phản ứng oxi hóa sắt (II) hiđroxit:

FeCl3+3NaOH→Fe(OH)3↓+3NaCl

Fe3++3OH→Fe(OH)3

- Muối sắt (III) có thể được điều chế trực tiếp từ phản ứng của sắt với các chất oxi hóa mạnh như Cl2,HNO3,H2SO4 đặc nóng, hoặc phản ứng của các hợp chất sắt (III) với axit:

2Fe(OH)3+3H2SO4→Fe2(SO4)3+6H2O

Fe2O3+6HCl→2FeCl3+3H2O

3. Ứng dụng của hợp chất sắt (III)

Muối FeClđược dùng làm chất xúc tác trong một số phản ứng hữu cơ.

Fe2(SO4)3 có trong phèn sắt - amoni, tức muối kép sắt (III) amoni sunfat (NH4)2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O

Fe2Ođược dùng để pha chế sơn chống gỉ.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 60. Axit cacboxylic: Cấu trúc, danh pháp và tính chất vật lí

Biết định nghĩa, phân loại và danh pháp của axit cacboxylic. Hiểu mối liên quan giữa cấu trúc của nhóm cacboxyl và liên kết hiđro ở axit cacboxylic với tính chất vật lí và hoá học của chúng.

Xem chi tiết

Bài 14. Luyện tập chương 2

Củng cố kiến thức: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Quy luận biến đổi tuần hoàn một số đại lượng vật lí và tính chất các nguyên tố theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. Định luật tuần hoàn

Xem chi tiết

CHƯƠNG 9. Bài 56. Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế

Biết hóa học đã góp phần giải quyết các vấn đề về: Năng lượng, nhiên liệu, vật liệu cho hiện tại và tương lai.

Xem chi tiết

Bài 31. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ

Hiểu tính chất hóa học của một số hợp chất kim loại kiềm thổ: hidroxit, cacbonat, sunfat

Xem chi tiết

Bài 8. Amoniac và muối amoni

Nội dung bài học Amoniac và muối amoni tìm hiểu về cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (tính tan, tỉ khối, màu, mùi), ứng dụng chính, amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp . Tính chất hoá học của amoniac: Tính bazơ yếu (tác dụng với nước, dung dịch muối, axit) và tính khử (tác dụng với oxi, clo). Cách điều chế NH3. Tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính tan). Tính chất hoá học (phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân) và ứng dụng của muối amoni.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.