Phương Trình Hoá Học

Bài 41. Nhiên liệu

Nhiên liệu là vật chất được sử dụng để giải phóng năng lượng khi cấu trúc vật lý hoặc hóa học bị thay đổi. Nhiên liệu giải phóng năng lượng thông qua quá trình hóa học như cháy hoặc quá trình vật lý, ví dụ phản ứng nhiệt hạch, phản ứng phân hạch. Tính năng quan trọng của nhiên liệu đó là năng lượng có thể được giải phóng khi cần thiết và sự giải phóng năng lượng được kiểm soát để phục vụ mục đích của con người.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. NHIÊN LIỆU LÀ GÌ?

- Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng

Ví dụ: Than củi, dầu hỏa, khí gas…

Lưu ý: Điện là một dạng năng l ượng có thể phát sáng và toả nhiệt như ng không phải là một loại nhiên liệu.

II. NHIÊN LIỆU ĐƯỢC PHÂN LOẠI NHƯ THẾ NÀO?

- Căn cứ vào trạng thái chia nhiên liệu thành 3 nhóm: nhiên liệu rắn, nhiên liệu lỏng và nhiên liệu khí

       + Nhiên liệu rắn: gỗ, than mỏ,….

       + Nhiên liệu lỏng: xăng, dầu hỏa, cồn,…

       + Nhiên liệu khí: khí gas, khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí biogas,…

- Dưới lòng Đồng bằng sông Hồng, sâu đến 3500m là một bể than lớn, trữ lượng 210 tỷ tấn.

- Theo báo cáo than dưới lòng Đồng bằng sông Hồng nằm trên diện tích 3500km , trải dài từ Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Thái Bình... rồi kéo thẳng ra biển. Có khoảng vài chục vỉa than với tổng trữ lượng dự báo là 210 tỷ tấn. Các vỉa than này có chiều dày lớn, dao động từ 2-3m đến 10-20m, ít lớp kẹp, vỉa nằm thoải, duy trì ổn định, chất lượng tốt...

- Theo số liệu khảo sát trên diện tích 962km2, thì trữ lượng than dự báo khoảng 30 tỷ tấn( khảo sát đến độ sâu 1700m). Trong đó tổng diện tích tìm kiếm tại huyện Khoái Châu (80km ) có trữ lượng than trên 1,5 tỷ tấn.

Riêng khu vực Bình Minh (Khoái Châu) với diện tích thăm dò 25km đạt thăm dò sơ bộ trữ lượng 456 triệu tấn (khảo sát đến độ sâu 600m). 

- Gỗ là loại nhiên liệu được sử dụng từ thời cổ xưa. Song việc sử dụng gỗ làm nhiên liệu lãng phí rất lớn nên ngày càng bị hạn chế. Hiện nay, gỗ chủ yếu được sử dụng làm vật liệu trong xây dựng và nguyên liệu cho công nghiệp

- Nguyên liệu lỏng: Gồm các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ (xăng, dầu hỏa...) và rượu. Nhiên liệu lỏng được dùng chủ yếu cho các động cơ đốt trong, một phần nhỏ dùng để đun nấu và thắp sáng.

- Xăng sinh học E5 là nhiên liệu chứa 5% thể tích cồn sinh học và 95% thể tích xăng truyền thống. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiên liệu được cho là hành động thiết thực để bảo vệ môi trường. Vì NLSH là loại nhiên liệu được chế xuất từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật như trên nên nó là sản phẩm hoàn toàn thân thiện với môi trường và là nguồn nhiên liệu tái sinh được.

- Sử dụng nhiên liệu sinh học giúp giảm thiểu đáng kể các loại khí thải độc hại có trong các nhiên liệu truyền thống như CO, SO2 , hạt bụi và khí. Ngoài ra, lượng khí độc hại CO2 thải ra môi trường của xăng sinh học ít hơn so với xăng truyền thống, làm giảm hiệu ứng nhà kính, giúp cho môi trường được an toàn và trong sạch hơn.

- Nguyên liệu khí: Gồm khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cốc, khí lò cao, khí than...

Năng suất tỏa nhiệt cao.

Dùng làm nhiên liệu.

Dễ cháy hoàn toàn, ít độc hại, không gây ô nhiễm 

III. SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU HIỆU QUẢ

- Khi nh ên liệu cháy không hoàn toàn thì gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Vì vậy để năng cao hiệu quả khi sử dụng nhiên liệu thì cần chú ý những yếu tố sau:

       + Cung cấp đủ oxi (không khí) cho quá trình cháy.

       + Tăng diện tích tiếp xúc giữa không khí và nhiên liệu.

       + Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ phù hợp.

 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 6.Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Hiểu bản chất và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Viết được phương trình ion rút gọn của phản ứng trong dung dịch các chất điện li

Xem chi tiết

Bài 53. Ancol: Cấu tạo, danh pháp, tính chất vật lí

Biết cấu tạo phân tử, liên kết hiđro và tính chất vật lí của ancol. Hiểu phản ứng thế, phản ứng tách và phản ứng oxi hoá của ancol. Biết phương pháp điều chế và ứng dụng của ancol

Xem chi tiết

CHƯƠNG 5 NHÓM HALOGEN

Nội dung bài giảng Khái quát về nhóm halogen tìm hiểu về Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn; Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí của các nguyên tốtrong nhóm; Cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen tương tự nhau. Tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh; Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen.

Xem chi tiết

CHƯƠNG 6 HIDROCACBON KHÔNG NO

Nội dung bài học Anken tìm hiểu về đồng đẳng, đồng phân, danh pháp anken; Tính chất vật lí, hóa học của anken như phản ứng cộng , hiểu về quy tắc Maccopnhicop, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa hoàn toàn và không hoàn toàn; điều chế và ứng dụng anken.

Xem chi tiết

Bài 23.Sự ăn mòn kim loại

Hiểu được thế nào là ăn mòn kim loại

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.