Phương Trình Hoá Học

Bài 47. Stiren và naphtalen

Biết cấu tạo, tính chất, ứng dụng của stiren và naphtalen. Hiểu cách xác định công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ bằng phương pháp hoá học.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I- STIREN

1. Tính chất vật lí và cấu tạo

Stiren là một chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

Từ kết quả phân tích nguyên tố và xác định khối lượng mol phân tử, người ta đã thiết lập công thức phân tử của stiren là C8H8.

Khi đun nóng stiren với dung dịch kali pemanagat rồi axit hóa thì thu được axit benzoic (C6H5COOH). Điều đó cho thấy stiren có vòng benzen với 1 nhóm thế : C6H5−R với R là C2H3.

Sitren làm mất màu dung dịch nước brom và tạo thành hợp chất có công thức C8H8Br2.

Điều đó chứng tỏ nhóm C2H3 có chứa liên kết đôi, đó là nhóm vinyl: CH2=CH−

Vậy công thức cấu tạo của stiren là

stiren (vinylbenzen, phenyletilen), tnc:−31oC;ts:145oC

 

2. Tính chất hóa học

a) Phản ứng cộng

Halogen (Cl2,Br2), hiđro halogenua (HCl,HBr) cộng vào nhóm vinyl ở stiren tương tự như cộng vào anken.

b) Phản ứng trùng hợp và đồng trùng hợp

Phản  ứng đồng thời 2 hay nhiều loại monome gọi là phản ứng đồng trùng hợp.

Thí dụ:

c) Phản ứng oxi hóa

Giống như etilen, stiren làm mất màu dung dịch KMnO4 và bị oxi hóa ở nhóm vinyl, còn vòng benzen vẫn giữ nguyên.

3.Ứng dụng

Ứng dụng quan trọng nhất của stiren là để sản xuất polime, polistiren là một chất nhiệt dẻo, tỏng suốt, dùng chế tạo các dụng cụ văn phòng, đồ dùng gia đình (thước kẻ, vỏ bút bi, eke, cốc, hộp mứt kẹo,...)

Poli (butađien - stiren), sản phẩm đồng trùng hợp stiren với butađien, dùng để sản xuất cao su buna-S, có độ bền cơ học cao hơn cao su buna.

II - NAPHTALEN

1. Tính chất vật lí và cấu tạo

Naphtalen là chất rắn màu trắng, tnc;80oC,ts:218oC, thăng hoa ngay ở nhiệt độ thường, có mùi đặc trưng (mùi băng phiến), khối lượng riêng 1,025g/cm3(25oC);

Không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ. Công thức phân tử C10H8, cấu tạo bởi hai nhan benzen có chung một cạnh.

2. Tính chất hóa học

Naphtalen có thể được coi như gồm hai vòng benzen giáp nhau nên có tính thơm tương tự như benzen.

a) Phản ứng thế

Naphtalen tham gia các phản ứng thế dễ hơn so với benzen. Sản phẩm thế vào vị trí số 1 (vị  trí α) là sản phẩm chính.

b) Phản ứng cộng hiđro (hiđro hóa)

c) Phản ứng oxi hóa

Naphtalen không bị oxi hóa bởi dung dịch KMnO4. Khi có xúc tác V2O5 ở nhiệt độ cao nó bị oxi hóa bởi oxi không khí tạo thành anhiđrit phtalic.

3. Ứng dụng

Naphtalen dùng để sản xuất anhiđrit phtalic, naphtol, naphtylamin,... dùng trong công nghiệp chất dẻo, dược phẩm, phẩm nhuộm. Tatralin và đecalin được dùng làm dung môi. Naphtalen còn dùng làm chất chống gián (băng phiến).

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 37. Axit – Bazơ – Muối

Chúng ta đã làm quen với một loại hợp chất có tên là oxit. Trong các hợp chất vô cơ còn có các loại hợp chất khác : Axit, bazơ, muối. Chúng là những chất như thế nào ? Có công thức hoá học và tên gọi ra sao ? Được phân loại như thế nào ?

Xem chi tiết

Bài 3. Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp

Bài học cung cấp cho các em khái niệm cũng như phương pháp sản xuất xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp.

Xem chi tiết

Bài 5. Cấu hình electron nguyên tử

Nội dung bài học giúp các bạn nắm bắt sự sắp xếp các electron trong vỏ nguyên tử của các nguyên tố như thế nào? Cách viết cấu hình electron nguyên tử, đặc điểm của electron lớp ngoài cùng

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.