Phương Trình Hoá Học

Bài 49. Nhận biết một số anion trong dung dịch

Biết phản ứng nhận biết một số anion trong dung dịch

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

NHẬN XÉT CHUNG

Khi nhận biết các ion trong dung dịch, cần nhớ rằng sự có mặt của một số ion trong dung dịch còn phụ thuộc vào sự có mặt các ion khác có khả năng phản ứng với chúng.

1. Nhận biết anion NO3

Nếu trong dung dịch không có anion có khả năng oxi hóa mạnh thì có thể dùng bột Cu hoặc vài mẫu lá Cu mỏng và môi trường axit của axit sunfuric loãng để nhận biết anion NO−3:

3Cu+2NO3+8H+→3Cu2++2NO↑+4H2O

Bột Cu tan ra tạo thành dung dịch màu xanh, khí NO không màu bay lên gặp khí oxi của không khí, tạo thành khí NO2 có màu nâu đỏ.

2NO+O2→2NO2

màu nâu đỏ

2. Nhận biết anion SO2−4

Thuốc thử đặc trưng cho anion này là dung dịch BaCl2 trong môi trường axit loãng dư (HCl hoặc HNO3 loãng):

Ba2++SO2−4→BaSO4

Môi trường axit dư là cần thiết, vì một loạt anion như: CO2−3,PO3−4,SO2−3,HPO2−4 cũng cho kết tủa trắng với ion Ba2+, nhưng các kết tủa đó đều tan trong các dung dịch HCl hoặc HNO3 loãng, riêng BaSO4 không tan.

3. Nhận biết anion Cl

Thuốc thử đặc trưng của anion này là dung dịch bạc nitrat AgNO3 trong môi trường HNO3 loãng:

Ag++Cl→AgCl↓

Các anion Br−,I− cũng cho phản ứng tương tự, tạo thành các kết tủa AgBr và AgI tương ứng có độ tan nhỏ hơn AgCl nhiều. Tuy nhiên, khác với AgBr và AgI,AgCl tan được trong dung dịch NH3 loãng:

AgCl↓+2NH3→[Ag(NH3)2]++Cl

nên có thể dùng dung dịch NH3 loãng để tách AgCl ra khỏi hỗn hợp với AgBr và AgI.

4. Nhận biết anion CO2−3

Axit H2CO3 là axit yếu, dễ bay hơi, dễ dàng phân hủy ngay tại nhiệt độ phòng:

H2CO3→CO2+H2O

Vì vậy, anion CO2−3 chỉ tồn tại trong các dung dịch bazơ, CO2 rất ít tan trong nước, nên khi axit hóa dung dịch CO2−3 bằng các dung dịch axit mạnh (HCl,H2SO4 loãng) thì CO2 sẽ giải phóng ra khỏi dung dịch, gây sủi bọt khá mạnh. Nếu dùng dụng cụ đặc biệt đựng lượng dư nước vôi trong, ta sẽ quan sát được sựu tạo thành kết tủa trắng CaCO3 làm vẫn đục nước vôi trong đó:

CO2−3+2H+→CO2↑+H2O

CO2+Ca(OH)2→CaCO3↓+H2O

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 35. Ankan Tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng

Hiểu tính chất hoá học của ankan. Biết phương pháp điều chế và ứng dụng của ankan

Xem chi tiết

Bài 7. Bài thực hành 2 - Sự lan tỏa của chất

Khi đứng trước những bông hoa có hương, ta ngửi thấy mùi thơm. Điều đó mách bảo ta rằng, phải có chất thơm từ hoa lan toả vào không khí. Ta không nhìn thấy vì đây là các phân tử chất thơm chuyển động.

Xem chi tiết

Bài 19. Chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất

Chúng ta hãy tìm hiểu về sự chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất

Xem chi tiết

Bài 50. Glucozơ

Chúng ta cùng tìm hiểu về Glucozơ qua bài học hôm nay nhé.

Xem chi tiết

Bài 20. Dãy điện hóa của kim loại

Biết khái niệm cặp oxi hóa - khử, pin điện hóa, cấu tạo của pin điện hóa, sự di chuyển của các phân tử mang điện trong pin điện hóa

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.