Phương Trình Hoá Học

Bài 9. Tính chất hóa học của muối

Các bạn đã nghiên cứu các tính chất hóa học của Axit, Bazơ; Ngoài những tính chất đã tìm hiểu ra. Thìhai hợp chất này còn có thêm một tính chất nữa là tác dụng với muối, vậy Muối tác dụng vớiAxit, Bazơ tạo ra sản phẩm gì? Và còn có tính chất nào khác nữa không? Ta vào bài học mới ngày hôm nay.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. Tính chất hoá học của muối

1. Muối tác dụng với kim loại 

Thí nghiệm: Ngâm đoạn dây đồng vào dung dịch bạc nitrat

Hiện tượng: Có kim loại màu xám bạc bám bên ngoài dây đồng. Dung dịch ban đầu không màu dần chuyển

qua màu xanh

Giải thích: Do xảy ra phản ứng Cu+ AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag. Kim loại Ag sinh ra, bám vào dây đồng và

dung dịch có màu xanh của Cu(NO3)2

Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tại thành muối mới và kim loại mới.

2. Muối tác dụng với Axit 

Thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dung dịch axit sunfuric vào ống nghiệm chứa dung dịch 1ml BaCl2 hoặc H2SO4

Hiện tượng: Có kết tủa trắng xuất hiện

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl

Muối có thể tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới

3. Muối tác dụng với Muối 

Thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dung dịch bạc nitrat vào ống nghiệm có sẵn 1ml dung dịch natri clorua

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng

Giải thích: Do xảy ra phản ứng AgNO3 +NaCl → AgCl+ NaNO3. Kết tủa trắng chính là AgCl sỉnh ra.

Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

4. Muối tác dụng với Bazơ 

Thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm chứa 1ml dung dịch NaOH. Xuất hiện chất kết tủa màu xanh lơ.

CuSO4 + NaOH → Cu(OH)2 +Na2SO4

Dung dịch muối có thể tác dụng với bazo tạo thành muối mới và bazo mới.

5. Phản ứng phân huỷ muối

Một số muối ở nhiệt độ cao sẽ bị phân huỷ.

2KClO3 (xúc tác nhiệt độ ) → 2KCl + 3O2

CaCO2 → CaO + CO2

II. Phản ứng trao đổi trong dung dịch

1. Nhận xét về các phản ứng hóa học của muối

Các phản ứng trong dung dịch của muối với Axit, Bazơ và Muối xảy ra có sự trao đổi các thành phần với nhau tạo ra những hợp chất mới.

2. Phản ứng trao đổi

Là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.

3. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi:

Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.

Phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2

1. Tính chất hoá học của muối :phản ứng thế với kim loại, phản ứng trao đổi với axit, với muối, với baZƠ Và có thể bị phân huỷ ở nhiệt độ cao. 

2. Phản ứng trao đổi là phản ứng hoá học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới không tan, hoặc chất khí. 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 24. Sơ lược về hợp chất có oxi của clo

Nội dung bài giảng Sơ lược về hợp chất có oxi của clo tìm hiểu nước Javen và Clorua vôi có thành phần, tính chất, cấu tạo như thế nào? Chúng được dùng làm gì và được điều chế bằng cách nào?

Xem chi tiết

Bài 36. Luyện tập: Hiđrocacbon thơm

Nội dung Bài Luyện tập Hiđrocacbon thơm giúp HS biết được những điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học của các hiđrocacbon thơm với các ankan, anken, tính chất hóa học của các hiđrocacbon thơm.

Xem chi tiết

Bài 20. Hợp kim sắt: Gang, thép

Gang, thép và sắt được sản xuất như thế nào ? Chúng ta cùng xem qua bài học hôm nay nhé

Xem chi tiết

Bài 12. Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn

Hiểu được tính kim loại, tính phi kim và quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn Hiểu được quy luật biến đổi hóa trị, tính axit-bazo của oxit và hidroxit của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn Hiểu được nội dung định luật tuần hoàn.

Xem chi tiết

Bài 16. Phương trình hóa học

Theo định luật bảo toàn khối lượng, số nguyên tử mỗi nguyên tố trong các chất trước và sau phản ứng được giữ nguyên, tức là bằng nhau. Dựa vào đây và với công thức hoá học ta sẽ lập phương trình hoá học để biểu diễn phản ứng hoá học.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.