Phương Trình Hoá Học

CHƯƠNG 9 HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG

Nội dung bài học đem đến nhiều tư liệu về vai trò của Hóa học trong phát triển kinh tế qua tìm hiểu về Hóa học với năng lượng và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, xây dựng,...và nhiều liên hệ thực tế khác.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. VẤN ĐỀ VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ NHIÊN LIỆU

1. Năng lượng và nhiên liệu có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế

Có nhiều dạng năng lượng khác nhau như: nhiệt năng, hóa năng, điện năng, quang năng,... Từ dạng năng lượng này có thể biến đổi sang dạng năng lượng khác. Tất cả các nguồn năng lượng đều có nguồn gốc từ Mặt Trời và trong lòng đất.

Mọi hoạt động của con người đều cần năng lượng. Nhu cầu sử dụng năng lượng của con người gia tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội. Mức tiêu thụ năng lượng trung bình cho một người trên thế giới giữa thế kỉ XX là 70.000 kcal/người/ngày, hiện nay là 200.000 kcal/người/ngày. Năng lượng sử dụng ở Việt Nam tăng khoảng 11%/năm.

Nhiên liệu khi bị đốt cháy sinh ra năng lượng (dạng nhiệt năng). Hiện nay, nguồn nhiên liệu chủ yếu là than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên,... (được gọi chung là nhiên liệu hóa thạch). Nhiên liệu hóa thạch với trữ lượng có hạn trong vỏ Trái Đất ngày càng cạn kiệt. Bên cạnh chức năng nguồn năng lượng, dầu mỏ và khí thiên nhiên còn là nguyên liệu của ngành công nghiệp hóa học.

Năng lượng và nhiên liệu là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế.

2. Những vấn đề đang đặt ra về năng lượng và nhiên liệu

- Khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch đang tạo ra những vấn đề lớn về môi trường như lún đất, ô nhiễm dầu trên đất, trên biển, ô nhiễm không khí,...

- Xu thế phát triển năng lượng cho tương lai là:

+ Khai thác và sử dụng nhiên liệu ít gây ô nhiễm môi trường như nhiên liệu hỗn hợp, than đá, than hóa học,... Chế hóa dầu mỏ vẫn đang là giải pháp quan trọng nhất cho vấn đề năng lượng và nhiên liệu.

Việt Nam có khu công nghiệp khí - điện đạm tại Cà Mau; nhà máy lọc dầu Dung Quất tại Quảng Ngãi,...

+ Phát triển năng lượng hạt nhân với tổng công suất điện nguyên tử cao nhưng các nhà máy điện nguyên tử đòi hỏi kĩ thuật hiện đại, đầu tư lớn và cần những giải pháp an toàn rất cao.

+ Phát triển thủy năng (được xem là năng lượng sạch): Năng lượng thủy triều, năng lượng sóng và các dòng hải lưu cũng đang được nghiên cứu sử dụng. Tuy nhiên khi phát triển năng lượng thủy điện thường làm cho nhiều vùng đất canh tác và tài nguyên rừng ngập vĩnh viễn.

+ Sử dụng năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng có thể tái sinh không bao giờ cạn kiệt; Dùng nhiên liệu sạch như hiđro làm nhiên liệu. Việc sử dụng năng lượng gió cũng đang được chú trọng. Phong điện I - Bình Thuận là nhà máy đầu tiên sử dụng năng lượng gió để phát điện của Việt Nam.

+ Sử dụng năng lượng với hiệu quả cao hơn ở từng gia đình, các khu công nghiệp, các công trình công cộng, giao thông. Phát động phong trào tiết kiệm năng lượng sâu rộng, thường xuyên, dùng các sản phẩm tiêu thụ ít năng lượng.

3. Hóa học góp phần giải quyết vấn đề năng lượng và nhiên liệu như thế nào?

Để giải quyết vấn đề năng lượng cho tương lai, hóa học cùng các ngành khoa học khác đang triển khai theo hướng:

- Nghiên cứu sử dụng các nhiên liệu ít ảnh hưởng đến môi trường như dùng hiđro (nhiên liệu sạch) làm nhiên liệu.

- Nâng cao hiệu quả của các quy trình chế hóa, sử dụng nhiên liệu, quy trình tiết kiệm nhiên liệu.

- Chế tạo vật liệu chất lượng cao cho ngành năng lượng như vật liệu để chế tạo pin mặt trời có hiệu suất cao. Hóa học đóng vai trò cơ bản trong việc tạo ra nhiên liệu hạt nhân là yếu tố quan trọng nhất trong việc phát triển năng lượng hạt nhân.

II. VẤN ĐỀ VỀ VẬT LIỆU

1. Vai trò của vật liệu đối với sự phát triển kinh tế

- Vật liệu là cơ sở vật chất của sự sinh tồn và phát triển của loài người.

- Vật liệu là một cơ sở quan trọng để phát triển nền kinh tế.

2. Vấn đề vật liệu đang đặt ra cho nhân loại

Theo đà phát triển của khoa học - kĩ thuật, của kinh tế - xã hội, yêu cầu của con người về vật liệu ngày càng to lớn, đa dạng theo hướng:

- Kết hợp giữa kết cấu và công dụng.

- Loại hình có tính đa năng.

- Ít nhiễm bẩn.

- Có thể tái sinh.

- Tiết kiệm năng lượng.

- Bền chắc, đẹp.

Các nguồn nguyên liệu chủ yếu là:

- Các loại khóang chất, dầu mỏ, khí thiên nhiên.

- Không khí, nước.

- Từ các loại động, thực vật,…

3. Hóa học góp phần giải quyết vấn đề vật liệu cho tương lai

Hóa học kết hợp với các ngành khoa học trong lĩnh vực kĩ thuật vật liệu đang nghiên cứu và khai thác những vật liệu mới có trọng lượng nhẹ, độ bền cao và có công năng đặc biệt như:

- Vật liệu compozit có độ bền, độ chịu nhiệt,... cao hơn rất nhiều so với polime nguyên chất.

- Vật liệu hỗn hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ.

- Vật liệu hỗn hợp nano.

Con người đã và đang nghiên cứu, chế tạo được nhiều loại vật liệu mới đáp ứng yêu cầu ngày một cao của khoa học - công nghệ và sự phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

CHƯƠNG 3 SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Nội dung bài giảng Tính chất của phi kim tìm hiểu về một số tính chất vật lí của phi kim: Phi kim tồn tại ở 3 trạng thái rắn, lỏng, khí. Phần lớn các nguyên tố phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy thấp; Biết những tính chất hoá học chung của phi kim: Tác dụng với oxi, với kim loại vàvới hiđrô. Sơ lược về mức độ hoạt động hoá học mạnh yếu của 1 số phi kim.

Xem chi tiết

Bài 18. Nhôm

Nhôm (bắt nguồn từ tiếng Pháp: aluminium, phiên âm tiếng Việt: a-luy-mi-nhôm) là tên của một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Al và số nguyên tử bằng 13.Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ 3 trong vỏ Trái Đất.

Xem chi tiết

Bài 11. Amoniac và muối amoni

Biết được tính chất vật lí, hóa học của amoniac và muối amoni

Xem chi tiết

Bài 2. Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hoá học, đồng vị

Nội dung bài giảng giải thích sự liên quan giữa số đơn vị điện tích hạt nhân với số proton và số electron; Đề cập đến cách tính số khối của hạt nhân; các khái niệm thế nào là nguyên tố hóa học, đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình...

Xem chi tiết

Bài 2. Lipit

Biến trạng thái tự nhiên và tầm quan trọng của lipit. Biết tính chất vật lí và tính chất hóa học của chất béo. Biết sử dụng chất béo một cách hợp lí

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.