Phương Trình Hoá Học

CHƯƠNG 5 DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON. POLIME

Etanol, còn được biết đến như là rượu etylic, ancol etylic, rượu ngũ cốc hay cồn, là một hợp chất hữu cơ nằm trong dãy đồng đẳng của ancol, dễ cháy, không màu, là một trong các rượu thông thường có trong thành phần của đồ uống chứa cồn. Trong cách nói dân dã, thông thường nó được nhắc đến một cách đơn giản là rượu.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Công thức phân tử: C2H5OH

Phân tử khối: 46.

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Rượu etylic là chất lỏng, không màu, sôi ở 78,3oC , tan vô hạn trong nước.

- “Độ rượu” được định nghĩa là số ml rượu nguyên chất có trong 100ml hỗn hợp rượu và nước.

- Tan trong nước vô hạn, tan trong ete và clorofom, hút ẩm, dễ cháy, khi cháy không có khói và ngọn lửa có màu xanh da trời. Sở dĩ rượu etylic tan vô hạn trong nước và có nhiệt độ sôi cao hơn nhiều so với este hay aldehyde có khối lượng phân tử xấp xỉ là do sự tạo thành liên kết hydro giữa các phân tử rượu với nhau và với nước.

II. CẤU TẠO PHÂN TỬ

Rượu Etylic có công thức cấu tạo thu gọn là CH3 – CH2 – OH

Trong phân tử rượu Etylic có một nguyên tử Hidro không liên kết với nguyên tử Cacbon mà liên kết với

nguyên tử Oxi tạo ra nhóm – OH. Chính nhóm – OH này làm cho rượu có tính chất hóa học đặc trưng

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Rượu etylic có cháy không?

Rượu etylic cháy với ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt.

C2H5OH + 3O2 -> 2CO2 + 3H2O (điều kiện nhiệt độ)

2. Rượu etylic có phản ứng với natri không?

 2C2H5OH  +  2Na  →  2C2H5ONa + H2

3. Phản ứng với axit axetic

 C2H5OH  +  CH3COOH  → CH3COOC2H5  +  H2O ( xúc tác H2SO4 đặc và nhiệt độ)

IV. ỨNG DỤNG

V. ĐIỀU CHẾ

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 10. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Tìm hiểu về Mối quan hệ giữa vị trí (ô) nguyên tố, cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố ở đơn chất và hợp chất. Các kiến thức cơ bản về bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn.

Xem chi tiết

Bài 6. Luyện tập: Cấu tạo vỏ nguyên tử

Bài luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử củng cố kiến thức: Thứ tự các phân lớp electron theo chiều tăng dần mức năng lượng trong nguyên tử; Số electron tối đa của phân lớp; của một lớp; Cấu hình electron nguyên tử...

Xem chi tiết

CHƯƠNG 7. Bài 38. Crom

Biết vị trí, cấu hình electron nguyên tử và sự tạo thành các trạng thái oxi hóa của crom

Xem chi tiết

CHƯƠNG 6 DUNG DỊCH

Trong thí nghiệm hoá học hoặc trong đời sống hàng ngày các em thường hoà tan nhiều chất như đường, muối... trong nước, ta có những dung dịch đường, muối... Vậy dung dịch là gì ? Các bạn hãy tìm hiểu.

Xem chi tiết

Bài 41. Nhận biết một số chất khí

Nội dung bài học đem đến phần kiến thức mới và thú vị trong mảng Thí nghiệm hóa học, đó chính là nguyên tắc chung và phương pháp nhận biết một số chất khí

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.