Phương Trình Hoá Học

CHƯƠNG 6 HIDROCACBON KHÔNG NO Bài 39 Anken Danh pháp, cấu trúc và đồng phân

Biết cấu trúc electron và cấu trúc không gian của anken. Biết viết đồng phân cấu tạo, đồng phân hình học và gọi tên anken.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I- ĐỒNG ĐẲNG VÀ DANH PHÁP

1. Dãy đồng đẳng và tên thông thường của anken

Etilen (C2H4), propilen (C3H6), butilen (C4H8),... đều có một liên kết đôi C=C, có công thức chung là CnH2n(n≥2). Chúng hợp thành dãy đồng đẳng gọi là dãy đồng đẳng của etilen.

Tên của một số anken đơn giản lấy từ tên của ankan tương ứng nhưng đổi đuôi an thành đuôi ilen. Thí dụ

CH2=CH−CH3         CH2=CH−CH2−CH3        CH3−CH=CH−CH3

         propilen                    α−butilen                        β−butilen

Nhóm CH2=CH− được gọi là nhóm vinyl.

2. Tên thay thế

a) Quy tắc

Mạch chính là mạch chứa liên kết đôi, dài nhất và có nhiều nhánh nhất.

Đánh số C mạch chính bắt đầu từ phía gần liên kết đôi hơn.

Số chỉ vị trí liên kết đôi ghi ngay trước đuôi en (khi mạch chính chỉ có 2 hoặc 3 nguyên tử C thì không cần ghi).

b) Thí dụ

CH2=CH2;CH2=CH−CH3;CH2=CH−CH2−CH3;CH3−CH=CH−CH3

        etenpropenbut−1−enbut−2−en 

II - CẤU TRÚC VÀ ĐỒNG PHÂN

1. Cấu trúc

Hai nguyên tử C mang nối đôi ở trạng thái lai hoá sp2 (lai hoá tam giác).

Liên kết đôi C=C ở phân tử anken gồm một liên kết σ và một liên kết π. Liên kết σ được tạo thành do sự xen phủ trục (của hai obitan lai hoá sp2) nên tương đối bền vững. Liên kết π được tạo thành do sự xen phủ bên  (của 2 obitan lai hoá p) nên kém bền hơn so với liên kết σ. Hai nhóm nguyên tử liên kết với nhau bởi liên kết đôi C=C không quay tự do được xung quanh trục liên kết (do bị cản trở bởi liên kết π)

Ở phân tử etilen, hai nguyên tử C và bốn nguyên tử H đều nằm cùng trên một mặt phẳng (gọi là mặt phẳng phân tử), các góc HCHˆ và HCCˆ hầu như bằng nhau và gần bằng 120o.

2. Đồng phân

a) Đồng phân cấu tạo

Anken từ C4 trở lên có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí liên kết đôi.

Thí dụ:       CH2=CHCH2CH2CH3       CH3CH=CHCH2CH3

                            pent−1−en                 pent−2−en

b) Đồng phân hình học

Anken từ C4 trở lên nếu mỗi C mang liên kết đôi đính với 2 nhóm nguyên tử khác nhau thì sẽ có 2 cách phân bố không gian khác nhau dẫn tới 2 đồng phân hình học. Nếu mạch chính nằm cùng một phía của liên kết C=C thì gọi là đồng phân cis. Nếu mạch chính nằm ở hai phía khác nhau của liên kết C=C thì gọi là đồng phân trans.

Thí dụ:

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Chương 3 Liên kết hóa học. Bài 16. Khái niệm về liên kết hóa học liên kết ion

Các ion được tạo thành như thế nào? Thế nào là cation và anion? Thế nào là ion đơn, ion đa nguyên tử? Liên kết ion được hình thành như thế nào?

Xem chi tiết

Bài 39. Một số hợp chất của crom

Biết tính chất hóa học đặc trưng của các hợp chất crom (II), crom (III) và crom (VI)

Xem chi tiết

Bài 30. Lưu huỳnh

Tính chất hóa học của lưu huỳnh có gì đặc biệt, Lưu huỳnh có những ứng dụng quan trọng nào ? Để biết chi tiết hơn, xin chia sẻ với các bạn bài Lưu huỳnh . Với lý thuyết chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Xem chi tiết

Bài 55. Phenol

Hiểu ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân và tính chất hoá học của phenol. Hiểu phương pháp điều chế và ứng dụng của phenol.

Xem chi tiết

Bài 14. Bài Thực Hành 3

Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học. Nhận biết dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.