Phương Trình Hoá Học

Bài 13. Luyện tập Tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ

Nắm vững cấu tạo phân tử của N2, NH3, HNO3, các tính chất hoá học cơ bản của đơn chất nitơ vμ của một số hợp chất : amoniac, muối amoni, axit nitric, muối nitrat. • Biết cách nhận biết sự có mặt của nitơ, amoniac, ion amoni, ion nitrat ; các phương pháp điều chế nitơ và một số hợp chất của nitơ. • Rèn luyện kỹ năng viết phương trình hoá học của các phản ứng, đặc biệt là phản ứng oxi hoá − khử, giải các bài toán hoá học.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I − KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1. Đơn chất nitơ

• Cấu hình electron nguyên tử : 1s22s22p3, nguyên tử có 3 electron độc thân.

Các số oxi hoá : −3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.

• Phân tử N2 chứa liên kết ba bền vững (N ≡ N) nên nitơ khá trơ ở điều kiện thường.

2. Hợp chất của nitơ

a) Amoniac là chất khí tan rất nhiều trong nước.

• Tính bazơ yếu :

− Phản ứng với nước : NH3 + H2O ⇌ NH4 + + OH

− Phản ứng với axit : NH3 + HCl → NH4Cl

− Phản ứng với muối : Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4 +

• Khả năng tạo phức chất tan : Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

• Tính khử : 2NH3 + 3CuO → N2 +3Cu + 3H2O

b) Muối amoni

• Dễ tan trong nước, là chất điện li mạnh.

• Trong dung dịch, ion NH4 + là axit : NH4 + + H2O ⇌ NH3 + H3O+

• Tác dụng với kiềm tạo ra khí amoniac.

• Dễ bị nhiệt phân huỷ.

c) Axit nitric

• Là axit mạnh.

• Là chất oxi hoá mạnh.

− HNO3 oxi hoá được hầu hết các kim loại. Sản phẩm của phản ứng có thể là NO2, NO, N2O N2, NH4NO3, tuỳ thuộc nồng độ của axit và tính khử mạnh hay yếu của kim loại.

− HNO3 đặc oxi hoá được nhiều phi kim và các hợp chất có tính khử.

d) Muối nitrat

• Dễ tan trong nước, là chất điện li mạnh.

• Dễ bị nhiệt phân huỷ.

• Nhận biết ion NO3 bằng phản ứng với Cu kim loại và H2SO4.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Nội dung bài Bài thực hành 2: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho mục đích là tập cho học sinh cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm: Phản ứng của dung dịch HNO3 đặc, nóng và HNO3 loãng với kim loại đứng sau hiđro; Phản ứng KNO3 oxi hoá C ở nhiệt độ cao; Phân biệt được một số phân bón hoá học cụ thể (cả phân bón là hợp chất của photpho). Đồng thời rèn kĩ năng Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. Quan sát hiện tượng thí nghiệm và viết các phương trình hoá học. Loại bỏ được một số chất thải sau thí nghiệm để bảo vệ môi trường.

Xem chi tiết

Bài 6. Luyện tập: Cấu tạo vỏ nguyên tử

Bài luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử củng cố kiến thức: Thứ tự các phân lớp electron theo chiều tăng dần mức năng lượng trong nguyên tử; Số electron tối đa của phân lớp; của một lớp; Cấu hình electron nguyên tử...

Xem chi tiết

Bài 14. Photpho

• Biết cấu tạo phân tử, các dạng thù hình và hiểu tính chất hoá học của photpho. • Biết một số dạng tồn tại của photpho trong tự nhiên, phương pháp điều chế và ứng dụng của photpho trong đời sống và sản xuất.

Xem chi tiết

CHƯƠNG 7. Bài 38. Crom

Biết vị trí, cấu hình electron nguyên tử và sự tạo thành các trạng thái oxi hóa của crom

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.