Phương Trình Hoá Học

Chương 7. Bài 46. Benzen và AnkylBenzen

Hiểu sự liên quan giữa cấu trúc phân tử và tính chất của benzen. Biết đồng đẳng, đồng phân, danh pháp và tính chất của ankylbenzen. Vận dụng quy tắc thế ở nhân benzen để tổng hợp các dẫn xuất của benzen.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I- CẤU TRÚC, ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN VÀ DANH PHÁP

1. Cấu trúc của phân tử benzen

a) Sự hình thành liên kết trong phân tử benzen

Sáu nguyên tử C trong phân tử benzen ở trạng thái lai hóa sp2 (lai hóa tam giác).

Mỗi nguyên tử C sử dụng 3 obitan lai hóa để tạo liên kết σ với 2 nguyên tử C bên cạnh nó và 1 nguyên tử H. Sáu obitan p còn lại của 6 nguyên tử C xen phủ bên với nhau tạo thành hệ liên hợp π chung cho cả vòng benzen. Nhờ vậy mà liên kết π ở benzen tương đối bền vững hơn so với liên kết π ở anken cũng như hiđrocacbon không no khác.

b) Mô hình phân tử

Sáu nguyên tử C trong phân tử benzen tạo thành một lục giác đều. Cả 6 nguyên tử C và 6 nguyên tử H cùng nằm trên một mặt phẳng (gọi là mặt phẳng phân tử). Các góc liên kết đều bằng 120o

c) Biểu diễn cấu tạo của benzen

Hai kiểu công thức bên đều được dùng để biểu diễn cấu tạo của benzen. Chỉ khi cần thiết mới phải ghi rõ các nguyên tử H.

2. Đồng đẳng, đông phân và danh pháp

Khi thay các nguyên tử hiđro trong phân tử benzen (C6H6) bằng các nhóm ankyl, ta được các ankylbenzen. Thí dụ:

       C6H5−CH3                           C6H5−CH2−CH3                                        C6H5−CH2−CH2−CH3...

metylbenzen (toluen)                etylbenzen                                           propylbenzen      ...

Các ankylbenzen họp thành dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là CnH2n−6 với n≥6

Khi coi vòng benzen là mạch chính thì các nhóm ankyl đính với nó là mạch nhánh (còn gọi là nhóm thế).

Ankylbenzen có đồng phân mạch cacbon. Để gọi tên chúng, phải chỉ rõ vị trí các nguyên tử C của vòng bằng các chữ số hoặc các chữ cái o,m,p (đọc là ortho,meta,para) như hình bên.

II- TÍNH CHẤT VẬT LÍ

1. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng

2. Màu sắc, tính tan và mùi

Benzen và ankylbenzen là những chất không màu, hầu như không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ, đồng thời chính chúng cũng là dung môi hòa tan nhiều chất khác. Chẳng hạn benzen hòa tan brom, iot, lưu huỳnh, cao su, chất béo,... Các aren đều là những chất có mùi. Chẳng hạn như benzen và toluen có mùi thơm nhẹ, nhưng có hại cho sức khỏe, nhất là benzen.

III- TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Phản ứng thế

a) Phản ứng halogen hóa

* Khi có bột sắt, benzen tác dụng với brom khan tạo thành brombenzen và khí hiđro bromua.

Toluen phản ứng nhanh hơn benzen và tạo ra hỗn hợp hai đồng phân ortho và para.

 

* Nếu không dùng Fe mà chiếu sáng (as) thì Br thế cho H ở nhánh.

Nhóm C6H5CH2 gọi là nhóm benzyl, nhóm C6H5 gọi là nhóm phenyl.

b) Phản ứng nitro hóa

* Benzen tác dụng với hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đậm đặc tạo thành nitrobenzen:

* Nitrobenzen tác dụng với hỗn hợp axit HNO3 bốc khói và H2SO4 đậm đặc đồng thời đun nóng thì tạo thành m−đinitrobenzen.

* Toluen tham gia phản ứng nitro hóa dễ dàng hơn benzen (chỉ cần HNO3 đặc, không cần HNO3 bốc khói) tạo thành sản phẩm thế vào vị trí ortho và para:

c) Quy tắc thế ở vòng benzen

Khi ở vòng benzen đã có sẵn nhóm ankyl (hay các nhóm −OH,−NH2,−OCH3,...), phản ứng thế vào vòng sẽ dễ dàng hơn và ưu tiên xảy ra ở vị trí ortho và para. Ngược lại, nếu ở vòng benzen đã có sẵn nhóm −NO2 (hoặc các nhóm −COOH,−SO3H,...) phản ứng thế vào vòng sẽ khó hơn và ưu tiên xảy ra ở vị trí meta.

d) Cơ chế phản ứng thế ở vòng benzen

Phân tử halogen hoặc phân tử axit nitric không trực tiếp tấn công. Các tiểu phân mang điện tích dương tạo thành do tác dụng của chúng với xúc tác mới là tác nhân tấn công trực tiếp vào vòng benzen. Thí dụ:

2. Phản ứng cộng

* Benzen và ankylbenzen không làm mất màu dung dịch brom (không cộng với brom) như các hiđrocacbon không no. Khi chiếu sáng, benzen cộng với clo thành C6H6Cl6

* Khi đun nóng có xúc tác Ni hoặc Pt, benzen và ankylbenzen cộng với hiđro thành xicloankan, thí dụ:

C6H6+3H2→Ni,to C6H12

3. Phản ứng oxi hóa

* Benzen không tác dụng với KMnO4 (không làm mất màu dung dịch KMnO4).

* Các ankylbenzen khi đun nóng với dung dịch KMnO4 thì chỉ có nhóm ankyl bị oxi hóa. Thí dụ: Toluen bị KMnO4 oxi hóa thành kali benzoat, sau đó tiếp tục cho tác dụng với axit benzoic.

* Các aren khi cháy trong không khí thường tạo ra nhiều muội than. Khi aren cháy hoàn toàn thì tạo ra CO2,H2O và tỏa nhiều nhiệt. Thí dụ:

C6H6+15/2 O2→6CO2+3H2O;ΔH=−3273kJ

Nhận xét: benzen tương đối dễ tham gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng và bền vững với các chất oxi hóa. Đó cũng là tính chất hóa học đặc trưng chung của các hiđrocacbon thơm nên được gọi là tính thơm.

IV- ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG

1. Điều chế

Benzen, toluen, xilen,... thường tách được bằng cách chưng cất dầu mỏ và nhựa than đá. Chúng còn được điều chế từ ankan, hoặc xicloankan:

CH3[CH2]4CH3→ (-4H2xt,to) C6H6

CH3[CH2]5CH3→(−4H2xt,to)C6H5CH3

Etylbenzen được điều chế từ benzen và etilen:

C6H6+CH2=CH2→xt,to C6H5CH2CH3

2. Ứng dụng

Benzen là một trong những nguyên liệu quan trọng nhất của công nghiệp hóa hữu cơ. Nó được dùng nhiều chất để tổng hợp các monome trong sản xuất polime làm chất dẻo, cao su, tơ sợi (chẳng hạn polistiren, cao su buna-stiren, tơ capron). Từ benzen người ta điều chế ra nitrobenzen,  anilin, phenol dùng để tổng hợp phẩm nhuộm, dược phẩm, thuốc trừ dịch hại,...

Toluen được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT (trinitrotoluen)

Benzen, toluen và các xilen còn được dùng nhiều làm dung môi.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 29. Bài luyện tập 5 – Hóa học 8

Nắm vững những tính chất và điều chế khí oxi, thành phần của không khí, định nghĩa và phân loại oxit, sự oxi hoá, phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ.

Xem chi tiết

Chương 2. Bài 9. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bảng tuần hoàn được xây dựng trên nguyên tắc nào và cấu tạo ra sao?

Xem chi tiết

Bài 31. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ

Hiểu tính chất hóa học của một số hợp chất kim loại kiềm thổ: hidroxit, cacbonat, sunfat

Xem chi tiết

CHƯƠNG 8. Bài 48. Nhận biết một số cation trong dung dịch

Hiểu phản ứng tạo nên các sản phẩm đặc trưng để nhận boeets một số cation trong dung dịch

Xem chi tiết

Bài 35. Brom

Brom có những tính chất hóa học giống và khác các halogen khác như thế nào?

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.