Phương Trình Hoá Học

CHƯƠNG 7 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC

Nội dung bài giảng trình bày khái niệm về Tốc độ phản ứng hóa học và các yếu tố ảnh hưởng đến nó.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. KHÁI NIỆM VỀ TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC

1. Thí nghiệm

Chuẩn bị 3 dung dịch: BaCl2, Na2S2O3 và H2SO4 có cùng nồng độ 0,1M

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl (1)

Na2S2O3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + S↓ + SO2 (2)

Phản ứng (1): thấy xuất hiện kết tủa trắng ngay khi đổ H2SO4­

Phản ứng (2): môt lát sau khi đổ H2SO4 mới xuất hiện màu trắng đục của S

2. Nhận xét

Để đánh giá người ta dùng khái niệm: tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian

II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

1. Ảnh hưởng của nồng độ

Thực hiện thí nghiệm (2) ở trên bằng các nồng độ khác nhau của, sau một thời gian phản ứng, thấy cốc đựng dung dịch Na2S2O3 nồng độ lớn thì vẫn đục nhiều hơn.

Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng

2. Ảnh hưởng của áp suất

Khi tăng áp suất, nồng độ chất khí tăng theo, nên tốc độ phản ứng tăng

2HI(k) → H2 (k) + I2 (k)­

 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ

Cùng thực nghiệm thí nghiệm (2) ở hai điều kiện nhiệt độ khác nhau. Sau một thời gian thấy cốc có nhiệt độ cao hơn thì có màu trắng đục hơn.

Vậy khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng

4. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc

Khi tăng diện tích của các chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

Ví dụ: Đá vôi tác dụng với dung dich HCl. Phản ứng xảy ra nhanh hơn nếu nghiền đá vôi

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

5. Ảnh hưởng của chất xúc tác

Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.

Ví dụ: 2H2O2 →(xt: MnO2) 2H2O + O2

III. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được vận dụng nhiều trong đời sống và sản xuất.

- Để sản xuất được nhiều amoniac người ta phải dùng chất xút tác, tăng nhiệt độ và thực hiện phản ứng ở áp suất cao.

- Thực phẩm nấu trong nồi áp suất chóng chín hơn ở áp suất thường

- Than muốn cháy dễ thì đục các lỗ tròn để diện tích tiếp xúc với oxi tăng

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Chương 8. Bài 51. Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon

Biết phân loại, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí của dẫn xuất halogen. Hiểu phản ứng thế và phản ứng tách của dẫn xuất halogen. Biết ứng dụng của dẫn xuất halogen.

Xem chi tiết

Bài 23.Sự ăn mòn kim loại

Hiểu được thế nào là ăn mòn kim loại

Xem chi tiết

Bài 44. Sơ lược về một số kim loại khác

Biết vị trí của các kim loại bạc, vàng, niken, kẽm, thiếc, chì trong bảng tuần hoàn và cấu tạo nguyên tử, tính chất, ứng dụng của chúng

Xem chi tiết

Bài 41. Nhiên liệu

Nhiên liệu là vật chất được sử dụng để giải phóng năng lượng khi cấu trúc vật lý hoặc hóa học bị thay đổi. Nhiên liệu giải phóng năng lượng thông qua quá trình hóa học như cháy hoặc quá trình vật lý, ví dụ phản ứng nhiệt hạch, phản ứng phân hạch. Tính năng quan trọng của nhiên liệu đó là năng lượng có thể được giải phóng khi cần thiết và sự giải phóng năng lượng được kiểm soát để phục vụ mục đích của con người.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.