Phương Trình Hoá Học

CHƯƠNG 8. Bài 48. Nhận biết một số cation trong dung dịch

Hiểu phản ứng tạo nên các sản phẩm đặc trưng để nhận boeets một số cation trong dung dịch

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I- NGUYÊN TẮC NHẬN BIẾT MỘT SỐ ION TRONG CÁC DUNG DỊCH

Để nhận biết một số ion trong dung dịch, người ta thêm vào dung dịch một thuốc thử tạo với ion đó một sản phẩm đặc trưng như: một chất kết tủa, một hợp chất có màu hoặc một chất khí khó tan sủi bọt, bay khỏi dung dịch.

II- NHẬN BIẾT CÁC CATION Na+ VÀ NH+4

1. Nhận biết cation Na+

Hầu hết các hợp chất của natri tan nhiều trong nước và không có màu, nên người ta không dùng phản ứng hóa học để nhận biết ion Na+ mà dùng phương pháp vật lí thử màu ngọn lửa như sau:

Cho một ít muối rắn lên dây platin hình khuyên hoặc nhúng dây platin vào dung dịch muối natri rồi đưa đầu dây đó vào ngọn lửa đèn khí không màu, thấy ngọn lửa nhuốm màu vàng tươi. Tuy nhiên, không khí trong phòng thí nghiệm thường có bụi, trong bụi nhiều khi có vết muối natri nên ta thấy ngọn lửa có màu vàng. Vì vậy, trước khi tiến hành thử ta nhúng dây platin nhiều lần vào dung dịch HCl sạch và chỉ kết luận trong dung dịch có mặt ion Na+ khi ngọn lửa có màu vàng tươi.

2. Nhận biết cation NH+4

Thêm lượng dư dung dịch kiềm NaOH hoặc KOH vào dung dịch chứa ion amoni rồi đun nóng nhẹ, khí NH3 sẽ được giải phóng:

NH+4+OH→to  NH3↑+H2O

Ta nhận ra khí đó bằng mùi khai của nó hoặc sự thay đổi màu của mấu giấy quỳ tím tẩm ướt bằng nước cất (màu tím đổi sang màu xanh).

III- NHẬN BIẾT CATION Ba2+

- Để nhận biết cation Ba2+ và tách nó khỏi dung dịch người ta dùng dung dịch H2SO4 loãng, thuốc thử này tạo với ion Ba2+ kết tủa màu trắng không tan trong thuốc thử dư.

Ba2++SO2−4→BaSO4

- Để nhận biết cation này ta dung dung dịch thuốc thử K2CrO4 hoặc K2Cr2O7:

  Ba2++CrO2−4→BaCrO4

  2Ba2++Cr2O−27+H2O→2BaCrO4↓+2H+

                                    màu vàng tươi                                                                                        

IV- NHẬN BIẾT CÁC CATION Al3+,Cr3+

Đặc tính chung của 2 cation này tạo nên các hiđroxit lưỡng tính. Vì vậy, khi thêm từ từ dung dịch chứa chúng, đầu tiên các hiđroxit M(OH)3 kết tủa, sau đó kết tủa này tan trong thuốc thử dư:

V- NHẬN BIẾT CÁC CATION Fe2+,Fe3+,Cu2+,Ni2+

1. Nhận biết các cation Fe3+

- Thuốc thử đặc trưng của ion Fe3+ là dung dịch chứa ion thioxianat SCN, nó tạo với ion Fe3+ các ion phức chất có màu đỏ máu:

Fe3++3SCN→Fe(SCN)3

- Cho dung dịch kiềm NaOH,KOH hoặc NH3 vào dung dịch chứa ion Fe3+, kết tủa Fe(OH)3 màu nâu đỏ sẽ tạo thành:

Fe3++3OH→Fe(OH)3

                    màu nâu đỏ

2. Nhận biết cation Fe2+

- Cho dung dịch kiềm OH hoặc NH3 vào dung dịch Fe2+ thì kết tủa Fe(OH)2 màu trắng hơi xanh sẽ tạo thành. Ngay sau đó, trong dung dịch kết tủa này tiếp xúc với oxi không khí và bị oxi hóa thành Fe(OH)3:

4Fe(OH)2+O2+2H2O→4Fe(OH)3

Vì vậy, kết tủa đang từ màu trắng hơi xanh, chuyển dần sang màu vàng rồi cuối cùng thành màu nâu đỏ.

- Các dung dịch chứa Fe2+ làm mất màu dung dịch thuốc tím có mặt ion H+ của môi trường axit:

MnO4+5Fe2++8H+→Mn2++5Fe3++4H2O

màu tím hồng         không màu

3. Nhận biết cation Cu2+

Thuốc thử đặc trưng của ion Cu2+ là dung dịch NH3. Dung dịch thuốc thử đó đầu tiên tạo với ion Cu2+ kết tủa Cu(OH)2 màu xanh, sau đó kết tủa này bị hòa tan trong thuốc thử tạo thành ion phức [Cu(NH3)4]2+ có màu xanh lam đặc trưng:

4. Nhận biết cation Ni2+

Các dung dịch muối niken (đều có màu xanh lá cây) tác dụng với các dung dịch NaOH,KOH tạo thành kết tủa hiđroxit Ni(OH)2 màu xanh lục, không tan trong thuốc thử dư, nhưng tan được trong dung dịch NH3 tạo thành ion phức màu xanh:

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 43. Thực hành: Tính chất của Hiđrocacbon

Nội dung bài giảng Thực hành Tính chất của Hiđrocacbon rèn luyện khả năng thao tác, lắp ráp, tiến hành các thí nghiệm Điều chế Etilen, Tính chất của Axetilen (tác dụng với Brom, tác dụng vớiOxi), tính chất vật lí của benzen.

Xem chi tiết

Bài 11. Luyện tập: Bảng tuần hoàn sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học

Nội dung bài học Luyện tập Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học tìm hiểu Bảng tuần hoàn và Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử; Sự biến đổi tuần hoàn tính chất (Tính kim loại, phi kim, độ âm điện, bán kính nguyên tử) của nguyên tố và tính axit, bazơ của hợp chất; Định luật tuần hoàn.

Xem chi tiết

Chương III. Nhóm Cacbon. Bài 19. Khái quát về nhóm cacbon

• Biết nhóm cacbon gồm những nguyên tố nào. • Biết cấu hình electron nguyên tử, bán kính nguyên tử, độ âm điện liên quan như thế nào với tính chất của các nguyên tố trong nhóm.

Xem chi tiết

Bài 49. Thực hành: Tính chất của rượu và axit

Eèn luyện các kĩ năng thí nghiệm như quan sát, mô tả hiện tượng và giải thích.

Xem chi tiết

Bài 31. Bài thực hành số 4: Tính chất của oxi, lưu huỳnh

Nội dung Bài thực hành số 4 Tính chất của oxi, lưu huỳnh củng cố những kiến thức về tính chất hóa học của Oxi, lưu huỳnh: Tính oxi hóa mạnh. Ngoài ra lưu huỳnh còn có tính khử. Chứng minh sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí của Lưu huỳnh. Tiếp tục rèn luyện các thao tác thí nghiệm như thực hiện các phản ứng đốt cháy, tỏa nhiệt; làm thí nghiệm an toàn, chính xác; quan sát hiện tượng hóa học

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.