Phương Trình Hoá Học

CHƯƠNG 8 DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL – PHENOL

Nội dung bài giảng Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon tìm hiểu về khái niệm, phân loại dẫn xuất halogen; Tính chất hóa học đặc trưng của một số dẫn xuất halogen; Hoạt tính sinh học và ứng dụng của một số dẫn xuất halogen; giúp học sinh hiểu: Phản ứng thế nguyên tử halogen (trong phân tử ankyl halogenua, anlyl halogenua, phenyl halogenua) bằng nhóm –OH.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI

1. Khái niệm

Khi thay thế nguyên tử hidro của phân tử hidrocacbon bằng nguyên tử halogen ta được dẫn xuất halogen của hidrocacbon.

Thay thế nhóm -OH trong phân tử ancol bằng nguyên tử Halogen

C2H5OH + HBr → C2H5Br + H2O

Cộng hợp hidro halogenua hoặc halogen vào phân tử hidrocacbon không no.

CH2=CH2 + HBr → CH3-CH2-Br

CH2=CH2 + Br2 → 

Thế nguyên tử hidro của hidrocacbon bằng nguyên tử halogen

CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl  (Điều kiện: ánh sáng)

2. Phân loại

Các dẫn xuất halogen được phân loại dựa vào bản chất của halogen,số lượng nguyên tử halogen và đặc điểm cấu tạo của hidrocacbon

Một số koại dẫn xuất halogen thường gặp: 

- Dẫn xuất halogen của hidrocacbon no, mạch hở. VD: CH3Cl (metyl clorua); CH2Cl-CH2Cl (1, 2- đicloetan)

- Dẫn xuất halogen của hidrocacbon không no, mạch hở. VD: CH2=CHCl

- Dẫn xuất của hidrocacbon thơm. VD: C6H5Br (Phenyl bromua)

Bậc của dẫn xuất halogen bằng bậc của nguyên tử C liên kết với nguyên tử halogen

Bậc I:(Etyl clorua)

Bậc II:  (isopropyl clorua)

Bậc III:   (tert-butyl bromua)

II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

Ở điều kiện thường, một số chất có phân tử khối nhỏ (CH3Cl, CH3F, ...) ở trạng thái khí. Các dẫn xuất có phân tử khối lớn hơn ở trạng thái lỏng và rắn.

Hầu như không tan trong nước, tan tốt trong các dung môi hữu cơ như hidrocacbon, ete, ...

Một số dẫn xuất halogen có hoạt tính sinh học cao như CF3-CHClBr (halotan: chất gây mê, không độc),  DDT (thuốc diệt côn trùng)

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm –OH

Phương trình tổng quát: R-X  + NaOH    R-OH +  NaX

Đun nhẹ hỗn hợp etyl bromua trong dung dịch NaOH, đồng thời lắc đều. Sau một thời gian thu được hỗn hợp đồng nhất, do đã xảy ra phản ứng:

CH3-CH2-Br + NaOH      C2H5OH + NaBr

2. Phản ứng tách hidrohalogennua

Đun sôi hỗn hợp gồm etyl bromua, kali hidroxit và etanol thấy có khí không màu thoát ra:

IV. ỨNG DỤNG

1. Làm nguyên liệu cho tổng hợp hữu cơ

Vinylclorua tổng hợp nhựa PVC

 Ống PVC và ống PVC màu

Isopren tổng hợp cao su Isopren

CF2=CF2 tổng hợp tefon

 Dụng cụ nấu ăn chống dính

Tổng hợp ancol, phenol…

2. Làm dung môi

Clorofom ; 1,2- đicloetan…

3. Các lĩnh vực khác

Thuốc trừ sâu, diệt côn trùng, thuốc gây mê.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 9. Axit nitric và muối nitrat

Những hợp chất khí nào là nguyên nhân gây ra mưa axit? Có hợp chất của nitơ là NO2, kết hợp với nước tạo nên một loại axit, axit này có những tính chất gì mà có thể gây hại đến những công trình xây dựng... Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung bài học Axit nitric và muối nitrat.

Xem chi tiết

Bài 40. Sắt

Hiểu được tính chất hóa học cơ bản của sắt và dẫn ra được những phản ứng hóa học thích hợp

Xem chi tiết

Bài 46. Luyện tập: Anđehit – xeton – axit cacboxylic

Bài giảng hệ thống hóa kiến thức về tính chất hóa học và phương pháp điều chế Anđehit, Axit cacboxylic. Vận dụng tốt các tính chất hóa học để nhận biết các chất và giải các bài tập liên quan.

Xem chi tiết

Bài 41. Nhiên liệu

Nhiên liệu là vật chất được sử dụng để giải phóng năng lượng khi cấu trúc vật lý hoặc hóa học bị thay đổi. Nhiên liệu giải phóng năng lượng thông qua quá trình hóa học như cháy hoặc quá trình vật lý, ví dụ phản ứng nhiệt hạch, phản ứng phân hạch. Tính năng quan trọng của nhiên liệu đó là năng lượng có thể được giải phóng khi cần thiết và sự giải phóng năng lượng được kiểm soát để phục vụ mục đích của con người.

Xem chi tiết

Bài 11. Luyện tập: Bảng tuần hoàn sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học

Nội dung bài học Luyện tập Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học tìm hiểu Bảng tuần hoàn và Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử; Sự biến đổi tuần hoàn tính chất (Tính kim loại, phi kim, độ âm điện, bán kính nguyên tử) của nguyên tố và tính axit, bazơ của hợp chất; Định luật tuần hoàn.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.