Phương Trình Hoá Học

CHƯƠNG I. ESTE LIPIT. Bài 1. Este

Biết công thức cấu tạo của este và một vài dẫn xuất của axit cacboxylic. Biết tính chất vật lí, tính chất hóa học và ứng dụng của este

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I- KHÁI NIỆM VỀ ESTE VÀ DẪN XUẤT KHÁC CỦA AXIT CACBOXYLIC

1. Cấu tạo phân tử

 Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este

Este đơn giản có công thức cấu tạo như sau:    

với R,R′ là gốc hiđrocacbon no, không no hoặc thơm (trừ trường hợp este của axit fomic có R và H)

Este là dẫn xuất của axit cacboxylic. Một vài dẫn xuất khác của axit cacboxylic có công thức cấu tạo như sau:

2. Cách gọi tên Este

 Tên este gồm: Tên gốc hiđrocacbon R′+ tên anion gốc axit (đuôi "at")

3. Tính chất vật lý của este

 Giữa các phân tử este không có liên kết hiđro vì thế este có nhiệt độ sôi thấp hơn so với axit và ancol có cùng số nguyên tử C.

Các este thường là những chất lỏng, nhẹ hơn nước, rất ít tan trong nước, có khả năng hòa tan được nhiều chất hữu cơ khác nhau. Những este có khối lượng phân tử rất lớn có thể ở trạng thái rắn (như mỡ động vật, sáp ong...). Các este thường có mùi thơm dễ chịu, chẳng hạn isoamul axetat có mùi chuối chín, etyl butirat có mùi dứa, etyl isovalerat có mùi táo...

II- TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA ESTE

1. Phản ứng ở nhóm chức

a) Phản ứng thủy phân

Este bị thủy phân cả trong môi trường axit và môi trường kiềm. Thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng nghịch với phản ứng este hóa:

Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều và còn được gọi là phản ứng xà phòng hóa:

b) Phản ứng khử

Este bị khử bởi liti nhôm hiđrua (LiAlH4), khi đó nhóm: (gọi là nhóm axyl) trở thành ancol bậc I:

2. Phản ứng ở gốc hiđrocacbon

Este có thể tham gia phản ứng thế, cộng, tách, trùng hợp,...Sau đây chỉ xét phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp.

a) Phản ứng cộng vào gốc không no: Gốc hiđrocacbon không no ở este có phản ứng cộng với H2,Br2,Cl2,... giống như hiđrocacbon không no.

Thí dụ:

b) Phản ứng trùng hợp: một số este đơn giản có liên kết C=C tham gia phản ứng trùng hợp giống như anken.

Thí dụ:

III- ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG

1. Điều chế

 a) Este của ancol

Phương pháp thường dùng để điều chế este của ancol là đun hồi lưu ancol với axit hữu cơ, có H2SO4 đặc xúc tác, phản ứng này được gọi là phản ứng este hóa.

Thí dụ:

Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch. Để nâng cao hiệu suất của phản ứng (tức chuyển dịch cân bằng về phía tạo thành este) có thể lấy dư một trong hai chất đầu hoặc làm giảm nồng độ các sản phẩm. Axit sunfuric vừa làm xúc tác vùa có tác dụng hút nước, do đó góp phần làm tăng hiệu suất tạo este.

b) Este của phenol: Để điều chế este của phenol không dùng axit cacboxylic mà phải dùng anhiđrit axit hoặc clorua axit tác dụng với phecol.

Thí dụ:

2. Ứng dụng

Este có khả năng hòa tan tốt các chất hữu cơ, kể cả hợp chất cao phân tử, nên được dùng làm dung môi (thí dụ: butyl và amyl axtat được dùng để pha sơn tổng hợp).

Poli(metyl acylat) và poli(metyl metacrylat) dùng làm thủy tinh hữu cơ. Poli(vinyl axetat) dùng làm chất dẻo hoặc thủy phân thành poli(vinyl ancol) dùng làm keo dán. Một số este của axit phtalic được dùng làm chất hóa dẻo, làm sản phẩm.

Một số este có mùi thơm của hoa quả được dùng trong công nghiệp thực phẩm (kẹo bánh, nước giải khát) và mĩ phẩm (xà phòng, nước hoa...)           

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 51. Chuẩn độ axit – bazơ

Biết sự chuẩn độ, nguyên tắc của phương pháp chuẩn độ axit-bazo, từ đó hiểu được một sô ứng dụng của nó

Xem chi tiết

Bài 3. Tính chất hóa học của axit

Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu các tính chất hóa học đặc trưng của axit, các axit khác nhau có những tính chất hóa học nào giống nhau, từ đó có thể xác định được thứ tự mạnh yếu của các axit.

Xem chi tiết

Bài 47. Bài thực hành 6: Tính chất của anđehit và axit cacboxylic

Nội dung bài học là phần tiến hành một số thí nghiệm về tính chất hóa học của Anđehit fomic, axit axetic và cung cấp nhiều hiểu biết về kĩ năng tiến hành thí nghiệm.

Xem chi tiết

CHƯƠNG 3 LIÊN KẾT HÓA HỌC

Nguyên tử kim loại và phi kim muốn đạt đến cấu hình electron bền thì phải thực hiện quá trình nhường nhận electron, biến thành ion trái dấu liên kết nhau, gọi là liến kết ion.

Xem chi tiết

Bài 51. Saccarozơ

Chúng ta cùng nhau tìm hiểu thông qua bài giảng về Saccarozơ sau

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.