Phương Trình Hoá Học

Chất gây nghiện là gì?

Chất gây nghiện nói chung là bất kỳ chất nào khi hấp thụ vào cơ thể của một sinh vật sống có thể làm thay đổi chức năng bình thường của cơ thể theo hướng tạo ra sự phụ thuộc của cơ thể đối với chất đó hoặc cảm giác thèm thuồng, ghiền, nghiện ở các mức độ khác nhau.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Chất gây nghiện là gì?

Chất gây nghiện nói chung là bất kỳ chất nào khi hấp thụ vào cơ thể của một sinh vật sống có thể làm thay đổi chức năng bình thường của cơ thể theo hướng tạo ra sự phụ thuộc của cơ thể đối với chất đó hoặc cảm giác thèm thuồng, ghiền, nghiện ở các mức độ khác nhau.

Hóa học đã nghiên cứu làm rõ thành phần hóa học của những chất ma túy tự nhiên, ma túy nhân tạo và tác dụng sinh lý của chúng. Từ đó sử dụng chúng như là một loại thuốc chữa bệnh hoặc ngăn chặn tác hại của các chất gây nghiện.

Ma túy gồm những chất bị cấm như thuốc phiện, cần sa, heroin, cacoin, một số thuốc được dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc như moocphin, seduxen, những chất hiện nay chưa bị cấm sử dụng như thuốc lá, rượu,..

2. Một số chất gây nghiện thông dụng

Sau đây xin giới thiệu một số chất gây nghiện phổ biến:

a. Rượu: tùy thuộc vào nồng độ và cách sử dụng, rượu có thể tác dụng tốt hoặc làm suy yếu nghiêm trọng sức khỏe con người. Với nhiều người, uống một lượng nhỏ rượu cũng dẫn đến phản ứng chậm chạp, xử lí kém linh hoạt, thần kinh dễ bị kích động gây ra những trường hợp đáng tiếc như tai nạn, hành động bạo ngược... Trong rượu thường chứa một chất độc hại là etanal CH3-CHO gây nôn nao, khó chịu, nếu nồng độ cao có thể dẫn đến tử vong. 

b. Nicotin (C10H14N2) có nhiều trong trong cây thuốc lá. Nó là chất lỏng, sánh như dầu, không màu, có mùi thuốc lá, tan được trong nước. Khi hút thuốc lá, nicotin thấm vào máu và theo dòng máu đi vào phổi. Nicotin là một trong những chất độc mạnh (Từ 1 đến 2 giọt nicotin có thể giết chết một con chó), tính độc của nó có thể sánh với axit xianhidric HCN. Nicotin chỉ là một trong số các chất hóa học độc hại có trong khói thuốc lá (trong khói thuốc lá có chứa tới 1400 hợp chất hóa học khác nhau). Dung dịch nicotin trong nước được dùng làm thuốc trừ sâu cho cây trồng. Những người nghiện thuốc lá thường mắc bệnh về ung thư phổi và những bệnh lý ung thư khác.

c. Cafein (C8H10N4O2) có nhiều trong hạt cà phê, lá chè. Cafein là chất kết tinh không màu, vị đắng, tan trong nước và rượu. Cafein dùng trong y học với lượng nhỏ có tác dụng gây kích thích thần kinh. Nếu dùng cafein quá mức sẽ gây bệnh mất ngủ và gây nghiện.

d. Moocphin: có trong cây thuốc phiện, còn gọi là cây anh túc. Moocphin có tác dụng làm giảm đau hoặc mất cảm giác đau đớn. Từ moocphin lại tinh chế được heroin có tác dụng hơn moophin nhiều lần, độc và rất dễ nghiện.

CTCT của moocphin

e. Hassish: là hoạt chất có trong cây cần sa còn gọi là bồ đà có tác dụng chống co giật, chống nôn mửa nhưng có tác dụng kích thích mạnh và gây ảo giác.

f. Thuốc an thần như là seduxen, meprobamat... có tác dụng chữa bệnh, gây mất ngủ, dịu cơn đau nhưng có tác dụng gây nghiện

g. Amphetamin: chất kích thích hệ thần kinh dễ gây nghiện, gây choáng, rối loạn thần kinh nếu dùng thường xuyên.

Nghiện ma túy sẽ dẫn đến rối loạn tâm, sinh lí. Thí dụ như rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng thần kinh, rối loạn tuần hoàn, hô hấp. Tiêm chích ma túy gây trụy tim mạch dễ dẫn đến tử vong.

Do đó, để phòng chống ma túy, không được dùng một số thuốc chữa bệnh quá liều chỉ định của bác sĩ, không sử dụng thuốc khi không biết tính năng, tác dụng và luôn nói không với ma túy.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Ancol

Ancol, còn gọi là rượu, trong hóa học là một hợp chất hữu cơ chứa nhóm -OH gắn vào một nguyên tử cacbon mà đến lượt nó lại gắn với một nguyên tử hydro hay cacbon khác. Trong đời sống thông thường, từ ancol được hiểu như là những đồ uống có chứa cồn, (cồn (etanol) hay ancol etylic) (C2H5OH).

Xem chi tiết

Tinh dầu

Tinh dầu là hỗn hợp của nhiều thành phần, thường có mùi thơm, không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ, bay hơi được ở nhiệt độ thường, có nguồn gốc chủ yếu là thực vật. Tinh dầu được sử dụng trong sản xuất nước hoa, mỹ phẩm, sữa tắm, xà phòng, tạo hương vị cho đồ uống và thực phẩm.

Xem chi tiết

Chỉ thị mang màu

Chỉ thị mang màu là chất cho vào dung dịch để dễ dàng nhận biết được điểm kết thúc của phản ứng khi thấy có sự thay đổi màu.

Xem chi tiết

Điện sinh học

Trong xã hội hiện đại, điện đã có mối quan hệ gắn bó mật thiết với cuộc sống của chúng ta và không còn là điều gì thần bí nữa. Chớp điện trong những cơn giông bão, điện sinh ra do ma sát.. đều là những hiện tượng mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống thường nhật, và đã quen thuộc nhưng bạn biết không? Trong cơ thể chúng ta cũng có những dòng điện kì diệu.

Xem chi tiết

Porphin

Hemoglobin (hồng cầu của máu) và clorophin (chất diệp lục của cây xanh) có thành phần cơ bản là porphin. Porphin là bộ khung gồm 4 vòng pirole liên kết với nhau bởi các cầu nối metin thành vòng 16 cạnh với 18 electron p có cấu tạo phẳng và có tính thơm. Porphin chứa các nhóm thế khác nhau gọi là porphirin.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.