Đồng đẳng
Những hợp chất hữu cơ có thành phần có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm nguyên tử nhất định nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau gọi là những chất đồng đẳng. Nói rõ hơn, những chất đồng đẳng tuy có thành phần khác nhau những nhóm nguyên tử nhất định nhưng vì có cấu tạo tương tự nhau nên chúng có tính chất hóa học cũng tương tự nhau.
Thí dụ , Các đồng đẳng hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2, như:
Dãy đồng đẳng của metan: CH4; C2H6; C3H8; ....CnH2n+2
Dãy đồng đẳng của metanol: CH3OH; C2H5OH; C3H7OH;...CnH2n+1OH...
Dãy đồng đẳng của axit fomic: HCOOH; CH3COOH; C2H5COOH;...CnH2n+1COOH.
Việc đưa thêm (hay bớt đi) nhóm CH2 (một nguyên tử C no và hai nguyên tử H) vào phân tử thường không làm biến đổi đáng kể cấu tạo hóa học, nhất là không làm biến đổi bản chất của nhóm chức, vì thế không làm thay đổi đáng kể tính chất hóa học trong khi đó các tính chất vật lý biến đổi dần dần do kết quả của việc tăng kích thước và khối lượng phân tử (xem phân tử lượng tương đối).
Ví dụ, êtan có điểm sôi cao hơn của mêtan, do nó có lực Van der Waals cao hơn với các phân tử bên cạnh. Điều này là do sự gia tăng trong số lượng các nguyên tử cấu thành ra phân tử.