Phương Trình Hoá Học

Dung dịch là gì?

Trong hóa học, dung dịch là hệ một pha nhiều cấu tử mà thành phần của nó thể biến đổi trong một giới hạn nhất định. Chất phân tán được gọi là chất tan, môi trường gọi là dung môi. Trong thực tế, các dung dịch quan trọng nhất là dung dịch lỏng đặc biệt là dung dịch có dung môi là nước.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Các hệ phân tán

Một hệ gồm hai (hay nhiều) chất, trong đó một (hay nhiều) chất ở dạng các hạt kích thước nhỏ phân bố vào trong chất kia thì hệ đó được gọi là hệ phân tán.

Chất được phân bố là pha phân tán, còn chất trong đó có pha phân tán phân bố là môi trường phân tán.

Ví dụ: Lấy đất sét nghiền mịn rồi trộn đều vào nước ta được hệ phân tán nước - đất sét trong đó các hạt đất sét được gọi là pha phân tán, nước là môi trường phân tán. 

Căn cứ vào trạng thái pha của các thành phần ta có 9 hệ phân tán:

- Khí - khí: không khí

- Khí - lỏng: không khí trong nước

- Khí - rắn: hidro trong Pt

- Lỏng - lỏng: Xăng

- Lỏng - khí: Nước trong không khí

- Lỏng - rắn: Thủy ngân trong vàng

- Rắn - lỏng: Nước đường

- Rắn - rắn: Kẽm trong đồng

- Rắn - khí: Naphtalen trong không khí

Tính chất của hệ phân tán (Đặc biệt là tính bền) phụ thuộc vào kích thước của pha phân tán. Khi các hạt của pha phân tán càng lớn thì pha phân tán càng dễ lắng xuống và như thế hệ càng không bền. Dựa vào kích thước, ta chia hệ phân tán thành 3 loại:

a. Hệ phân tán thô: các hạt phân tán có kích thước cỡ 10-7 đến 10-4m, có thể nhìn thấy được bằng kính hiển vi hoặc đôi khi bằng mắt thường.

Ví dụ: Huyền phù và nhũ tương là những hệ phân tán thô. Huyền phù là hệ phân tán thô trong đó pha phân tán là chất rắn, môi trường phân tán là chất lỏng. Phù sa ở sông là một ví dụ huyền phù. Nhũ tương là hệ phân tán thô trong đó pha phân tán và môi trường phân tán đều là chất lỏng. Sữa gồm các hạt mỡ lơ lửng trong nước là một ví dụ về nhũ tương. 

Hệ phân tán thô không bền, theo thời gian chúng có thể tách lớp.

b. Hệ keo: các hạt phân tán có kích thước 10-9 đến 10-7m, có thể thấy được bằng kính siêu hiển vi, ví dụ sương mù là hệ phân tán lỏng- khí, khói (hệ phân tán rắn - khí)

c. Dung dịch thực: các hạt phân tán có kích thước phân tử hoặc ion (cỡ 10-10m), giữa pha phân tán và môi trường phân tán không có bề mặt phân chia toàn bộ dung dịch là một pha, như vậy dung dịch thực là một hệ đồng nhất. Chất phân tán được gọi là chất tan, môi trường phân tán được gọi là dung môi. Với một lượng dung môi nhất định lượng chất tan có thể biến thiên trong một khoảng giới hạn khá rộng.

2. Dung dịch

Dung dịch là một pha nhiều cấu tử mà thành phần của nó có thể biến đổi trong một giới hạn nhất định. Trong thực tế, dung dịch quan trọng nhất là dung dịch lỏng, đặc biệt dung môi là nước.

3. Đặc tính của dung dịch

- Dung dịch là một hỗn hợp đồng nhất.

- Các cấu tử tan trong dung dịch không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

- Dung dịch không để cho chùm ánh sáng phân tán.

- Dung dịch có tính ổn định.

- Chất tan từ dung dịch không thể tách ra được bằng cách lọc (hoặc bằng phương pháp cơ học).

 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Phản ứng oxi hóa- khử (Oxid hóa - khử)

Trong phản ứng hóa học, nếu dựa vào số oxi hóa có thể chia phản ứng hóa học thành hai loại: Loại thứ nhất bao gồm những phản ứng hóa học trong đó các nguyên tố ở trong chất phản ứng không biến đổi số oxi hóa. Đó là những phản ứng trao đổi, một số phản ứng phân hủy, kết hợp và tạo phức. Loại thứ hai bao gồm các phản ứng hóa học, trong đó các nguyên tố tham gia vào phản ứng có biến đổi số oxi hóa của chúng. Đó là những phản ứng oxi hóa - khử.

Xem chi tiết

Polyme

Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên. Polyme được sử dụng phổ biến trong thực tế với tên gọi là nhựa, nhưng polyme bao gồm 2 lớp chính là polyme thiên nhiên và polyme nhân tạo. Hầu hết các polime thường là chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường. Polime được sử dụng trong đời sống và trong kĩ thuật dưới các dạng khác nhau, tiêu biểu nhất là chất dẻo, tơ và cao su.

Xem chi tiết

Axit béo

Axit béo là một trong những phân tử của những chuỗi dài axit béo carboxylic có trong chất béo, dầu ăn và trong màng tế bào với vai trò là 1 thành phần của các phospholipid và glycolipid. (Axit cacboxylic là một axit hữu cơ có chứa nhóm chức -COOH).

Xem chi tiết

Chỉ thị oxy hóa - khử

Chỉ thị oxy - hóa khử là các hệ thống oxy hóa - khử mà dạng oxy hóa và dạng khử có màu khác nhau để xác định điểm kết thúc phản ứng

Xem chi tiết

Cacbohidrat

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường dùng gạo, ngô, khoai, sắn, mía, quả ngọt... vì chúng chứa loại chất dinh dưỡng quan trọng là tinh bột (trong gạo, ngô, khoai, sắn...) đường saccarozơ, glucozơ; fructozơ. Ta cũng thường dùng giấy viết, sợi, vải, bông (chủ yếu là xenlulozơ). Các chất tinh bột, đường, xenlulozơ có tên chung là cacbohidrat vì có công thức chung là Cn(H2O)m

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.