Phương Trình Hoá Học

Hợp chất vô cơ là gì?

Hợp chất vô cơ là những hợp chất hóa học không có mặt nguyên tử cacbon, ngoại trừ khí CO, khí CO2, acid H2CO3 và các muối cacbonat, hidrocacbonat. Chúng thường được xem là kết quả của sự tổng hợp từ các quá trình địa chất, trong khi hợp chất hữu cơ thường liên quan đến các quá trình sinh học.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Hợp chất vô cơ là những hợp chất hóa học không có mặt nguyên tử cacbon, ngoại trừ khí CO, khí CO2, acid H2CO3 và các muối cacbonat, hidrocacbonat. Chúng thường được xem là kết quả của sự tổng hợp từ các quá trình địa chất, trong khi hợp chất hữu cơ thường liên quan đến các quá trình sinh học. Các nhà hóa học hữu cơ truyền thống thường xem bất kỳ phân tử nào có chứa cacbon là một hợp chất hữu cơ, và như vậy, hóa học vô cơ được mặc định là nghiên cứu về các phân tử không có cacbon.

Trong hóa học hiện đại

Các hợp chất vô cơ có thể được xác định một cách chính thức thông qua việc tham chiếu đến hợp chất hữu cơ tương ứng. Hợp chất hữu cơ tức là có chứa liên kết cacbon trong đó có ít nhất một nguyên tử cacbon liên kết hóa trị với một nguyên tử loại khác (thường là Hydro, Ôxy, hoặc Nitơ). Các hợp chất có chứa cacbon, theo truyền thống, được coi là vô cơ. Khi xem xét hóa học vô cơ trong cuộc sống, có thể thấy rằng nhiều hình thái sống trong tự nhiên bản chất là không phải là một hợp chất, mà chỉ là các ion (ví dụ như protein, DNA và RNA). Các ion natri, clorua, và phosphat là rất cần thiết cho cuộc sống, cũng như một số phân tử vô cơ như axit Cacbonic, Nitơ, cacbon dioxit, nước và Ôxy. Ngoài các ion và các phân tử đơn giản, hầu hết các hợp chất hóa học được biết đến bởi ngành sinh hóa vô cơ đều chứa cacbon và có thể được coi là hữu cơ hoặc hữu cơ-kim loại (organometallic).

Hợp chất vô cơ chứa cacbon

Nhiều hợp chất có chứa cacbon vẫn được xem là vô cơ, ví dụ như cacbon monoxit, cacbon dioxit, cacbonat, xianua, xyanat, cacbua và thyoxyanat. Tuy nhiên, những người làm việc liên quan đến chúng không quan tâm đến sự chính xác nghiêm ngặt của các định nghĩa.

Tính chất 

Phân loại hợp chất vô cơ

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Tinh thể phân tử

Tinh thể phân tử cấu tạo từ những phân tử được sắp xếp một cách đều đặn, theo một trật tự nhất định trong không gian, tạo thành một mạng tinh thể. Ở các điểm nút của mạng tinh thể là những phân tử liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử.

Xem chi tiết

Mặt nạ phòng độc

Mặt nạ chống hơi độc hay mặt nạ phòng độc là loại mặt nạ được sử dụng để bảo vệ người dùng khỏi hít phải các khí độc hại trong không khí và các chất gây ô nhiễm môi trường. Mặt nạ tạo một tấm phủ kín lên mũi và miệng, nhưng cũng có thể che mắt và các mô mềm dễ bị tổn thương khác của khuôn mặt. Người sử dụng của mặt nạ chống hơi độc không được bảo vệ từ khí mà da có thể hấp thụ. Hầu hết các bộ lọc mặt nạ khí sẽ kéo dài khoảng 24 giờ trong một tình trạng NBC (chất hóa sinh học hạt nhân)

Xem chi tiết

Đồng đẳng

Những hợp chất hữu cơ có thành phần có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm nguyên tử nhất định nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau gọi là những chất đồng đẳng. Nói rõ hơn, những chất đồng đẳng tuy có thành phần khác nhau những nhóm nguyên tử nhất định nhưng vì có cấu tạo tương tự nhau nên chúng có tính chất hóa học cũng tương tự nhau.

Xem chi tiết

Photpho

Photpho là nguyên tố hóa học thuộc ô thứ 15, chu kì 3, nhóm VA trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Photpho có nhiều dạng thù hình như photpho trắng, photpho đỏ, photpho đen. Photpho là một phi kim hoạt động trung bình, vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa. Photpho được ứng dụng nhiều trong đời sống và trong công nghiệp như sản xuất axit photphoric, diêm... ngoài ra photpho còn được sử dụng vào mục đích quân sự như sản xuất bom, đạn cháy, đạn khói...

Xem chi tiết

Vì sao đồng có nhiều màu?

Cho dù đồng không được sử dụng rộng rãi như sắt, thép, nhưng đồng có những ưu điểm mà sắt, thép không thể có được. Đồng tinh khiết có màu tím. Đồng tinh khiết dẫn điện, dẫn nhiệt rất tốt. Trong các kim loại thì trừ bạc ra, đồng có độ dẫn điện lớn nhất. Trong công nghiệp sản xuất đồ điện như dây điện, máy đóng ngắt điện, quạt điện, chuông điện, điện thoại, v.v. đều cần một lượng lớn đồng. Đồng màu tím hết sức tinh khiết, đồng tinh khiết thường được chế tạo bằng phương pháp điện phân.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.