Phương Trình Hoá Học

Hành tây và công dụng chữa bệnh là gì?

Hành tây là nguyên liệu được dùng chủ yếu trong nhiều món ăn, được chế biến rất đa dạng từ nướng, luộc, chiên, rang, xào, lăn bột chiên thậm chí là ăn sống. Bên cạnh việc chế biến đa dạng, phong phú thì công dụng chữa bệnh của hành tây cũng được rất nhiều người quan tâm. Hành tây có chứa nhiều chất chống oxy hóa cao và các hợp chất lưu huỳnh nên có tác dụng kháng viêm đồng thời giảm nguy cơ ung thư, hạ lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe của xương.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Đặc điểm hình thái

Hành tây là cây thảo, nhẵn, sống dai do một hành phình to mà người ta thường gọi là củ hành, có kích thước thay đổi gồm nhiều vẩy thịt tức là các bẹ có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Củ hành có hình dạng tròn đều (hình cầu) hoặc tròn hơi dẹp hình bầu dục hoặc hình bầu dục dài, thường có màu vàng, tím hoặc màu trắng. 

Hành tây

Thân chính thức nằm ở dưới giò mang nhiều rễ nhỏ. Lá dài hình trụ, nhọn, rỗng ở giữa. Hoa họp thành tán giả nằm ở đầu một cán hoa hình ống tròn, phình ở giữa. hóa màu trắng có cuống dài. Qủa hạch, có màng; 3 góc với 3 ngăn, bên trên có núm nhụy còn tồn tại. Hạt có cánh dày, đen nhạt, ráp.

Hoa hành tây

2. Thành phần hóa học

Hành tây giàu về đường, vitamin A, B, C, muối khoáng, Na, K, P, Ca, Fe, S, I, Si, H3PO4, Acid acetic, disulfur allyl và propyl, dầu bay hơi, glucokinin, oxydase và diastase. Ở Ấn Độ, người ta cho biết trong cây Hành có tinh dầu (0,05%) và sulfit hữu cơ, các acid phenolic. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là allyl propyl disulfit. Hoạt chất là acid glycollic. Vẩy chứa catechol và acid protocatechuic.

Ở nước ta, Viện vệ sinh dịch tễ và Viện nghiên cứu kỹ thuật ăn mặc VN cho biết: Trong 100g Hành tây có 88g nước; 1,8g protid; 8,3g glucid; 0,1g chất xơ; 0,8g tro và 38mg calcium, 58mg phosphor; 0,8mg chất sắt; 0,03mg caroten; 0,03mg B1; 0,04 mg B2; 0,2mg PP và 10mg vitamin C.

3. Công dụng 

Hành tây không chỉ giàu kali, vitamin C, acid folic, kẽm, selenium, chất xơ và các chất dinh dưỡng mà còn chứa hai chất dinh dưỡng đặc biệt - quercetin và prostaglandin A. Hai chất dinh dưỡng đặc biệt này của hành tây có nhiều lợi ích sức khỏe mà các thực phẩm khác không thể có được.


 Củ hành tây

 Hạ sốt: Khi bị cảm và sốt nhẹ, bạn có thể dùng nước ép hành tây hay  đơn giản là vài lát hành để hạ sốt. Dùng hành tây xoa nhẹ lên trán và để trong ít nhất 30 phút, khi kiểm tra lại thân nhiệt bạn sẽ thấy khá hơn vì hành tây có công dụng hạ sốt rất hiệu quả.
 
Giảm viêm khớp: Mỗi ngày đắp hỗn hợp này từ 2-3 lần, mỗi lần khoảng 1-2 giờ sẽ giúp giảm sưng ở vùng khớp bị viêm rất hiệu quả và đồng thời nhanh chóng làm dịu cơn đau.
 
Ngăn ngừa ung thư: Nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ ăn các loại hành và tỏi là ít có khả năng bị ung thư vú hơn những phụ nữ khác. Tác dụng chống ung thư của hành tây là do hàm lượng phong phú của selen và quercetin. Selen là một chất chống oxy hóa, có thể kích thích sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể, do đó ức chế sự phân chia và tăng trưởng của các tế bào ung thư. Đồng thời, nó cũng có thể làm giảm độc tính của các chất gây ung thư. Còn quercetin cũng có thể ức chế hoạt động của các tế bào ung thư và ngăn chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư.
 
Tốt cho tim mạch: Hành tây là thực vật duy nhất có chứa prostaglandin A. Prostaglandin A có thể mở rộng mạch máu và làm giảm độ nhớt của máu. Do đó, nó có thể làm giảm huyết áp, tăng lưu lượng máu động mạch vành và ngăn ngừa huyết khối. Các nhà khoa học, hàm lượng quercetin sẵn có trong hành tây có thể giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa lipoprotein mật độ thấp (LDL), vì vậy nó có tác dụng bảo vệ xơ vữa động mạch.
 
Tốt cho  tiêu hóa: Hành tây có chứa allicin và một số yếu tố gia vị khác. Đặc biệt, mùi của hành tây có thể kích thích sự tiết acid dạ dày và tăng sự thèm ăn. Nghiên cứu trên động vật đã chứng minh rằng, hành tây có thể cải thiện sự căng thẳng của đường tiêu hóa và thúc đẩy nhu động ruột, do đó, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự thèm ăn. Hơn nữa, nó cũng có tác động đáng kể trong việc ngăn ngừa viêm dạ dày, khó tiêu, ăn không ngon...
 
Hạ đường huyết:  Hành tây chứa thành phần allyl propyl disulphide (APDS). Các nghiên cứu đã chứng minh thành  phần allyl propyl disulphide có trong hành tây rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Cụ thể là sau khi ăn hành tây, lượng được glucose trong máu giảm nhanh đồng thời các nhà nghiên cứu cũng đo được hàm lượng insulin tăng lên đáng kể. 

Ngăn ngừa cảm lạnh: Hành tây có chứa một số phytoncide như allicin, trong đó có một khả năng mạnh mẽ diệt khuẩn và có thể có hiệu quả chống lại các virus và phòng ngừa cúm. Khi phytoncide này bị trục xuất ra ngoài qua đường hô hấp, đường tiết niệu và tuyến mồ hôi, nó có thể kích thích sự bài tiết của các tế bào, do đó nó cũng có nhiều tác dụng khác như lợi tiểu, tiêu đờm, giảm mồ hôi và kháng khuẩn...

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Axit nucleic

Axit nucleic là polime sinh học do nhiều đơn vị nucleotit kết hợp với nhau (còn gọi là polinucleotit) nhờ các liên kết photphodieste.Axit nucleic là thành phần quan trọng nhất của nhân tế bào. Tên axit nucleic có nguồn gốc từ tiếng La tinh có nghĩa là nhân.

Xem chi tiết

Tỉ khối của một chất rắn, chất lỏng hay dung dịch (lỏng)

Khi nói tỉ khối của một chất rắn, chất lỏng hay của một dung dịch (dung dịch lỏng) thì hiểu là so sánh khối lượng của chất rắn, chất lỏng hay dung dịch đó với nước (dạng lỏng) nhằm biết chất đó nặng hay nhẹ hơn nước bao nhiêu lần. Muốn vậy người ta lấy khối lượng của vật và khối lượng của nước (khối lượng của hai thể tích bằng nhau của vật và nước), đem so sánh, bên nào có khối lượng lớn hơn thì nặng hơn.

Xem chi tiết

Vật liệu compozit

Vật liệu composite hay còn có tên gọi khác là composite, vật việu compozit, vật liệu tổng hợp. Đây là một loại nguyên vật liệu được tổng hợp từ 2 hay nhiều vật liệu khác nhau tạo thành một loại vật liệu mới. Mang tính chất và những công dụng vượt trội hơn hẳn so với những vật liệu ban đầu.

Xem chi tiết

Polyme

Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên. Polyme được sử dụng phổ biến trong thực tế với tên gọi là nhựa, nhưng polyme bao gồm 2 lớp chính là polyme thiên nhiên và polyme nhân tạo. Hầu hết các polime thường là chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường. Polime được sử dụng trong đời sống và trong kĩ thuật dưới các dạng khác nhau, tiêu biểu nhất là chất dẻo, tơ và cao su.

Xem chi tiết

Ăn mòn

Ăn mòn là sự phá hủy dần dần các vật liệu (thường là kim loại) thông qua phản ứng hóa học hoặc phản ứng điện hóa với môi trường. Ăn mòn là một quá trình có cơ chế phức tạp, nhưng về cơ bản, có thể hiểu sự ăn mòn là một hiện tượng điện hóa. Tại một điểm trên bề mặt kim loại, quá trình oxy hóa xảy ra, nguyên tử kim loại bị mất điện tử (electron), gọi là quá trình oxy hóa. Vị trí oxy hóa đó trở thành anode (cực dương). Các electron sẽ di chuyển từ anode đến một vị trí khác trên bề mặt kim loại, làm tăng số lượng electron (quá trình khử). Vị trí bị tăng electron trở thành cathode (cực âm).

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.