Phương Trình Hoá Học

Nguyên tử khối là gì?

Nguyên tử khối (NTK) là khối lượng của một nguyên tử biểu diễn bằng đơn vị cacbon (đ.v.C). Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt. Vì vậy, dựa vào nguyên tử khối của một nguyên tố chưa biết ta xác định được đó là nguyên tố nào.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

 Nguyên tử có khối lượng vô cùng bé, nếu tính bằng gam thì số trị quá nhỏ, rất không tiện sử dụng. Thí dụ, khối lượng của 1 nguyên tử C băng: 0,00000000000000000000009926g (=1, 9926. 10-23g)

Vì lẽ đó, trong khoa học dùng một cách riêng để biểu thị khối lượng của nguyên tử.

Người ta quy ước lấy 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon làm đơn vị khối lượng cho nguyên tử, gọ là đơn vị cacbon, viết tắt là đvC, kí hiệu quốc tế là u. 

Dừa vào đơn vị này để tính khối lượng của nguyên tử

Thí dụ, khối lượng tính bằng đơn vị cacbon của một số nguyên tử: C = 12 đvC; H = 1 đvC; O = 16 đvC

Các giá trị khối lượng này chỉ cho biết sự nặng nhẹ giữa các nguyên tử. Thí dụ,

- Nguyên tử hidro nhẹ nhất

- Nguyên tử khác có khối lượng bằng bao nhiêu đơn vị cacbon thì nặng bằng bấy nhiêu lần nguyên tử hidro.

Có thể nói: Khối lượng tính bằng đơn vị cacbon chỉ là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử. Người ta gọi khối lượng này là nguyên tử khối và định nghĩa như sau:

Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon

Thường có thể bỏ bớt các chữ đvC sau các số trị nguyên tử khối

Mỗi nguyên tố ó một nguyên tử khối riêng biệt. Vì vậy, dựa vào nguyên tử khối của một nguyên tố chưa biết ta xác định được đó là nguyên tố nào.

Nguyển Tử Khối Là Gì? Bảng Nguyên Tử Khối Đây Đủ Nhất

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Sự sôi

Sự sôi là quá trình chuyển trạng thái của một chất từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc áp suất trên mặt thoáng (áp suất khí càng lớn, nhiệt độ sôi càng cao và ngược lại), bản chất của chất lỏng. Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ chất lỏng không thay đổi.

Xem chi tiết

Chưng cất

Chưng cất có thể được hiểu đơn giản là một phương pháp tách dùng nhiệt để tách hỗn hợp đồng thể (dung dịch) của các chất lỏng, khí khác nhau thành các cấu tử riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau sẽ đưa đến hóa chất tinh khiết hơn. Khi chưng cất ta sẽ thu được khá nhiều thành phẩm và nó thường phụ thuộc vào cấu tử. Cấu tử bao nhiêu thì sẽ có bấy nhiêu sản phẩm.

Xem chi tiết

Hợp chất tạp chức

Hợp chất tạp chức là hợp chất mà phân tử chứa từ 2 nhóm chức khác nhau trở lên.

Xem chi tiết

Cộng hóa trị

Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị gọi là cộng hóa trị và bằng số liên kết cộng hóa trị mà nguyên tử của nguyên tố đó tạo ra được với các nguyên tử khác trong phân tử.

Xem chi tiết

Quy tắc loại Zaixep (Zaisev)

Quy tắc Zaixep: khi tách loại dẩn xuất halogen (X) hoặc gốc -OH thì X hoặc gốc -OH sẽ bị tách cùng với nguyên tử hydro tại nguyên tử cacbon ở liền bên cạnh có bậc cao nhất.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.