Phương Trình Hoá Học

Sắc ký cột là gì?

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Sắc ký cột

Đây là phương pháp đơn giản dùng để loại bỏ các nguyên liệu không phản ứng, phân lập các chất ra khỏi hỗn hợp nhanh chóng và hiệu quả trong các thí nghiệm vô cơ, hữu cơ.

2. Nguyên tắc sử dụng sắc kí cột

Phương pháp sắc kí cột thực hiện dựa trên nguyên tắc tính phân cực, phân chia hỗn hợp thành pha động và pha tĩnh để sắc ký.

Sắc ký hấp thụ được làm trên cột hay chính là một ống thẳng đứng được làm bằng chất liệu là thủy tinh. Pha tĩnh chính là chất hấp thụ - các chất thường được sử dụng làm pha tĩnh là oxid nhôm, silicagel, CaCO3, than hoạt tính... đã được tiêu chuẩn hóa.

Pha động chính là dung môi rửa cột, dung môi này chảy qua chất hấp thụ. Dung môi có độ phân cực tăng dần khi sử dụng các chất hấp thụ cổ điển.

Cột là một ống thẳng đứng làm bằng thủy tinh, 2 đầu có khóa và nút mài nối với phếu chứa dung môi. Chọn cột có đường kính nhỏ và chiều dài càng dài hiểu quả tách càng cao.

3. Kỹ thuật triển khai phương pháp sắc kí cột

Bước 1: chuẩn bị cột

Rửa cột sạch bằng nước cất sau đó sấy khô và cho bông gòn vào đáy cột.

Để cột thẳng đứng, kẹp chặt lên giá và cho chất hấp thụ vào. Có hai cách để cho chất hấp thụ vào cột là dùng các chất hấp thụ có khả năng trương lên như silicagel, hoặc dùng các chất hấp thụ không dãn nở như nhôm, CaCO3...

Bước 2: đưa chất phân tích vào cột

Từ từ phân tán thành lớp mỏng, đều trên mặt thoáng phẳng. Có thể đưa chất phân tích vào cột theo 3 cách cơ bản sau:

- Cách 1: sử dụng đĩa giấy

- Cách 2: cho thẳng dung dịch thử lên trên cột

- Cách 3: trộn chất phân tích với một chất hấp thụ, trộn đều rồi đem sấy khô rồi trải thành một lớp đều trên mặt cột để cho vào. Cách này thực hiện rất nhanh và gọn, tuy nhiên cần đảm bảo chất thử hòa tan tuyệt đối, dung dịch thử phải nạp vào cột đều, phải đợi chất thử ngấm hết vào cột mới tiếp tục thêm dung môi.

Kỹ thuật thành công khi quan sát thấy chất thử ngấm vào cột thành những lớp có bề mặt đều và dày.

Bước 3: Loại bỏ chất ra khỏi cột

Bước này có thể gọi là rửa cột. Có thể bắt đầu giải ly cột bằng áp suất thường hoặc nén tùy vào chất hấp phụ và tốc độ chảy cột. Rửa cột bằng áp suất thường là nhờ trọng lực để dung môi chảy ra còn rửa cột bằng áp suất nén là sử dụng một dòng khí nén để đẩy dung môi ra ngoài.

Sắc kí cột là phương pháp tách chất hiệu quả với ưu điểm nổi trội là chi phí tương đối thấp và ngăn ngừa ô nhiễm chéo, giảm suy thoái pha tĩnh thường được sử dụng phân tích các chất có khối lượng microgram đến kilogram.

 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Dung môi

Dung môi là một chất lỏng, rắn, hoặc khí dùng để hòa tan một chất tan rắn, lỏng, hoặc khí khác, tạo thành một dung dịch có thể hòa tan trong một thể tích dung môi nhất định ở một nhiệt độ quy định.

Xem chi tiết

Porphin

Hemoglobin (hồng cầu của máu) và clorophin (chất diệp lục của cây xanh) có thành phần cơ bản là porphin. Porphin là bộ khung gồm 4 vòng pirole liên kết với nhau bởi các cầu nối metin thành vòng 16 cạnh với 18 electron p có cấu tạo phẳng và có tính thơm. Porphin chứa các nhóm thế khác nhau gọi là porphirin.

Xem chi tiết

Liên kết Van der Waals

Liên kết Van der Waals là một liên kết yếu giữa các phân tử, có bản chất tĩnh điện, được đảm bảo bởi lực hút giữa các lưỡng cực hoặc lưỡng cực cảm ứng. Liên kết Van der Waals thường được gọi là lực hút Van der Waals. Lực liên kết Van der Waals ở các hợp chất hữu cơ gồm 3 loại: lực tương tác lưỡng cực - lưỡng cực; lực tương tác lưỡng cực - lưỡng cực cảm ứng và lực tương tác lưỡng cực cảm ứng - lưỡng cực cảm ứng.

Xem chi tiết

Phân tích khối lượng

Phân tích khối lương (còn gọi là phương pháp cân) là phương pháp xác định hàm lượng các chất dựa vào khối lượng của sản phẩm ở dạng tinh khiết chứa thành phần của chất cần phân tích được tách ra khỏi các chất khác có trong mẫu

Xem chi tiết

Amin

Amin là dẫn xuất của amoniac, trong đó nguyên tử hidro được thay thế bằng gốc hidrocacbon (no, không no, thơm). Tùy theo số gốc hidrocacbon liên kết với nguyên tử nito mà có các loại amin bậc 1, bậc 2, bậc 3, muối amoni bậc 4. Do phân tử amin có nguyên tử nito còn đôi electron chưa liên kết (tương tự phân tử amoniac) nên amin thể hiện tính bazơ, ngoài ra nitơ trong phân tử amin có số oxi hóa -3 nên amin thường dễ bị oxi hóa. Amin thơm điển hình nhất là anilin có nhiều ứng dụng quan trong trong công nghiệp phẩm nhuộm, polime, dược phẩm..

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.