Mưa axit xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1853. Tuy nhiên đến tận năm 1872, thuật ngữ “mưa axit” mới được Robert Angus Smith đưa ra.
Theo đó, mưa axit là một hiện tượng xảy ra khi ô nhiễm môi trường không khí xảy ra. Theo đó, mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ pH dưới 5.6. Ngoài ra, trong nước mưa còn chứa nitơ và lưu huỳnh. Hai thành phần này được tạo ra trong quá trình sử dụng nguyên liệu như than đá, dầu mỏ làm chất đốt.
Mưa axit có 2 loại trạng thái ướt và khô. Trạng thái ướt (lắng đọng ướt) là khi mưa axit của chứa nước. Ngược lại, mưa axit tạo thành bụi, khí, tuyết, sương mù là trạng thái khô (lắng đọng khô).
Nguyên nhân gây mưa axit
Nguyên nhân gây mưa axit có rất nhiều. Mưa axit có thể hình thành do sự phun trào của núi lửa, khói từ các đám cháy…Tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp nhất đến từ con người.
Cụ thể, con người dùng than đá, dầu mỏ là chất đốt. Trong quá trình đốt thì 2 nguyên liệu thiên nhiên này sinh ra một lượng lớn nhiệt và khí thải đó là lưu huỳnh và khí nitơ. Khi 2 loại chất hoá học này được thải vào không khí tạo thành phản ứng hoá học, tạo ra axit sunfuric (H2SO4) và axit nitric(HNO3).
Hai chất này sẽ lưu lại trên các đám mây. Khi trời mưa, H2SO4 và HNO3 sẽ hoà tan với nước mưa và làm độ pH trong nước mưa bị giảm. Khi độ pH bị giảm xuống dưới 5.6 thì sẽ tạo nên mưa axit. Do độ pH lớn nên có thể hoà tan các loại bụi kim loại, ôxit chì… khiến nước mưa trở nên độc hại không chỉ đối với con người mà còn đối với vật nuôi, cây cối.