1. Định nghĩa
Oxit bazơ là hợp chất gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại kết hợp với một hay nhiều nguyên tử oxi và có bazơ tương ứng. Các oxit bazơ tan được trong nước gồm các kim loại kiềm (Li, Na, K,...) và kim loại kiềm thổ (Mg, Ca, Ba,...) trừ Be.
2. Tính chất hóa học
a. Tác dụng với nước
Chỉ có oxit bazơ kim loại kiềm, kiềm thổ tác dụng được với nước. Những oxit bazơ tác dụng với nước và do đó cũng tan được trong nước là: Na2O, K2O, CaO, BaO, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO.
Công thức: R2On + nH2O ---> 2R(OH)n (n là hóa trị của kim loại R).
R(OH)n tan trong nước, dung dịch thu được ta gọi chung là dung dịch bazơ hay dung dịch kiềm (dung dịch bazơ tan). Các dung dịch bazơ này thường làm giấy quì tím chuyển sang màu xanh và làm phenolphtalein từ không màu chuyển sang màu hồng.
Ví dụ :
b. Tác dụng với axit
Hầu hết các oxit bazơ tác dụng với axit (thường là HCl hoặc H2SO4) tạo thành muối và nước ( hầu hết các oxit bazơ đều tác dụng được).
Công thức: Oxit bazơ + Axit ---> Muối + H2O
Ví dụ:
c. Tác dụng với oxit axit
Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối. Thông thường đó là các oxit tác dụng được với nước (tan được trong nước).
Công thức: Oxit bazơ + Oxit axit ----> Muối
Ví dụ: