Phương Trình Hoá Học

Phản ứng trao đổi là gì?

Phản ứng hóa học là một quá trình dẫn đến biến đổi một tập hợp các hóa chất này thành một tập hợp các hóa chất khác. Phản ứng hóa học có rất nhiều loại như phản ứng hóa hợp, phân hủy, oxi hóa - khử, thế, trao đổi...Trong đó, phản ứng trao đổi được hiểu là các chất trao đổi cho nhau thành phần cấu tạo của nó mà không làm thay đổi chỉ số oxi hóa. Từ sự trao đổi này, chúng hình thành nên những chất mới.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Định nghĩa

Phản ứng trao đổi là một loại phản ứng hoá học, trong đó, các chất trao đổi cho nhau thành phần cấu tạo của nó mà không làm thay đổi chỉ số oxi hóa. Từ sự trao đổi này, chúng hình thành nên những chất mới.

2. Phân loại

Có thể phân loại phản ứng trao đổi theo thành phần các chất tham gia phản ứng.

a. Phản ứng giữa axit và bazơ

Là phản ứng giữa một axit và một bazơ để tạo ra muối và nước.

  • Phản ứng tổng quát:

Axit + Bazơ → Muối + Nước

  • Ví dụ:

HCl + NaOH → NaCl + H2O

H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O

b. Phản ứng giữa axit và muối

  • Phản ứng tổng quát:

Axít + Muối → Axit (mới) + Muối (mới)

Axit mạnh + Muối tan → Axit mới + Muối (mới)

* Điều kiện phản ứng:

- Axít phải tan.

- Các chất tạo thành phải có ít nhất một chất kết tủa hoặc dễ bay hơi hay dễ phân huỷ, hoặc yếu hơn so với chất tham gia (đối với axít).

- Axit (mới) có thể mạnh hơn Axit cũ nếu muối (mới) là: CuS, HgS, Ag2S, PbS.

  • Ví dụ:

H2SO+ BaCl2 → BaSO4 (kết tủa) + 2HCl

2HNO3 + K2S → KNO3 + 2H2S (bay hơi)

6HCl + Cu3(PO4)2 → 3CuCl2 + 2H3PO4 (yếu hơn HCl)

c. Phản ứng giữa bazơ và muối

  • Phản ứng tổng quát:

Bazơ + Muối → Bazơ (mới) + Muối(mới)

  • Thỏa mãn cả hai điều kiện sau:

- Muối và bazơ (ban đầu) phải tan.

- Một trong 2 sản phẩm có kết tủa.

  • Ví dụ:

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2 (kết tủa)

Ba(OH)+ Na2SO4 → BaSO4 (kết tủa) + 2NaOH

d. Phản ứng giữa muối và muối

  • Phản ứng tổng quát:

Muối + Muối → Muối (mới) + Muối (mới)

  • Thỏa mãn cả hai Điều kiện sau:

- Hai muối tham gia phản ứng đều tan.

- Sản phẩm có chất kết tủa hoặc có chất khí bay hơi.

  • Ví dụ:

BaCl2 + CuSO4 → BaSO4 (kết tủa) + CuCl2

2AgNO3 + CuCl2 → 2AgCl (kết tủa) + Cu(NO3)2

BaS + Na2CO3 → BaCO3 (kết tủa) + Na2S

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Ăn mòn

Ăn mòn là sự phá hủy dần dần các vật liệu (thường là kim loại) thông qua phản ứng hóa học hoặc phản ứng điện hóa với môi trường. Ăn mòn là một quá trình có cơ chế phức tạp, nhưng về cơ bản, có thể hiểu sự ăn mòn là một hiện tượng điện hóa. Tại một điểm trên bề mặt kim loại, quá trình oxy hóa xảy ra, nguyên tử kim loại bị mất điện tử (electron), gọi là quá trình oxy hóa. Vị trí oxy hóa đó trở thành anode (cực dương). Các electron sẽ di chuyển từ anode đến một vị trí khác trên bề mặt kim loại, làm tăng số lượng electron (quá trình khử). Vị trí bị tăng electron trở thành cathode (cực âm).

Xem chi tiết

Công thức hóa học

Khái niệm công thức hóa học được dùng để biểu thị thông tin về nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất hóa học hoặc đơn chất hóa học. Ngoài ra, nó còn được dùng để diễn tả phản ứng hóa học xảy ra như thế nào. Với phân tử, nó là công thức phân tử, gồm ký hiệu hóa học các nguyên tố với số các nguyên tử các nguyên tố đó trong phân tử.

Xem chi tiết

Axit clohydric

Axit clohidric có công thức phân tử là HCl, là một dung dịch axit mạnh, thể hiện đầy đủ tính chất của một axit. Axit clohidric cùng với axit sunfuric được mệnh danh là "king of chemicals" được dùng nhiều trong công nghiệp sản xuất với vai trò là nguyên liệu hoặc chất xúc tác.

Xem chi tiết

Phản ứng thế

Phản ứng thế trong hóa học được hiểu theo hóa vô cơ và hóa hữu cơ hơi khác nhau một chút.Trong hóa vô cơ, nó là phản ứng hóa học, trong đó một nguyên tố có độ hoạt động hóa học mạnh (ở các điều kiện cụ thể về nhiệt độ, áp suất) sẽ thay thế cho nguyên tố có độ hoạt động hóa học yếu hơn trong hợp chất của nguyên tố này, theo phản ứng sau: A + BX -> AX + B Trong hóa hữu cơ, phản ứng thế là phản ứng hóa học, trong đó một nhóm của một hợp chất được thay bằng một nhóm khác.

Xem chi tiết

Axit cacbonic

Axit cacbonic là một hợp chất vô cơ có công thức H2CO3 (tương tự: OC(OH)2). Đôi khi nó còn được gọi là dung dịch cacbon dioxit trong nước, do dung dịch chứa một lượng nhỏ H2CO3. Axit cacbonic tạo thành hai loại muối là cacbonat và bicacbonat. Nó là một axit yếu.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.