Phương Trình Hoá Học

Thành phần hóa học các sản phẩm làm đẹp cho móng tay là gì?

Từ rất lâu, làm nail đã trở thành một thói quen làm đẹp quen thuộc, giúp cho các cô nàng có một đôi bàn tay hấp dẫn với nhiều màu sắc và ấn tượng hơn. Tuy nhiên, những hóa chất được dùng trong sơn móng tay có thể tàn phá móng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể thậm chí có thể dẫn đến ung thư cho người dùng.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Thành phần hóa học sơn móng tay và ảnh hưởng của các hóa chất đến cơ thể.

Sản phẩm được dùng cho nghề làm đẹp Nail có thể chứa các hóa chất gây tổn hại cho sức khỏe. Hóa chất có thể đi vào cơ thể qua các con đường sau:

- Hít vào phổi hơi nước, bụi hay hơi sương của sản phẩm

- Để sản phẩm dính vào da, mắt hoặc nuốt sản phẩm khi nó dính vào thức ăn và nước uống không được che đậy.

Các sản phẩm thông dụng trong nghề Nail gồm có chất đánh bóng, chất làm chắc móng, chất tẩy rửa móng và chất lỏng làm móng nhân tạo.

Sau đây là một số hóa chất độc hại thuộc các chất kể trên và ảnh hưởng của chúng đến cơ thể như thế nào?

- Acetone (thuốc tẩy sơn móng tay): gây đau đầu, chóng mặt và khó chịu cho mắt, da, và cổ họng.

- Acetonitrile (chất tẩy keo dán móng tay): gây khó chịu cho mũi và họng; khó thở; buồn nôn; ói mửa; suy yếu và kiệt sức.

- Butyl acetate (sơn móng tay, tẩy sơn móng tay): gây đau đầu, khó chịu cho mắt, da, mũi, miệng và cổ họng.

- Dibutyl phthalate (DBP) (sơn móng tay): gây buồn nôn, khó chịu cho mắt, da, mũi, miệng và cổ họng nếu tiếp xúc lâu ngày với nồng độ cao có thể gây ra nhiều tác động nghiệm trọng khác.

- Ethyl acetate (sơn móng tay, tẩy sơn móng tay keo dán móng tay): gây khó chịu cho mắt, dạ dày, da, mũi, miệng và cổ họng; nồng độ cao cso thể gây ra ngất xỉu.

- Ethyl methacrylate (EMA) (chất lỏng làm móng tay nhân tạo): gây bệnh hen suyễn, khó chịu cho mắt, da, mũi, miệng; đầu óc khó tập trung; tiếp xúc khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến đứa trẻ.

- Formaldehyde (sơn móng tay, làm cứng móng tay): gây khó thở, kể cả ho, lên cơn giống như bị hen suyễn, thở khò khè; phản ứng dị ứng; gây khó chịu cho mắt, da và cổ họng. Formaldehyde có thể gây ung thư.

- Isopropyl acetate (sơn móng tay, tẩy sơn móng tay): gây buồn ngủ và khó chịu cho mắt, mũi và cổ họng.

- Methacrylic acid (sơn lót móng tay): gây bỏng da và khó chịu cho mắt, da, mũi, miệng, cổ họng. Ở nồng độ cao, hóa chất này có thể gây khó thở.

- Methyl methacrylate (MMA) (sản phẩm làm móng tay nhân tạo): gây bệnh hen suyễn, khó chịu cho mắt, da, mũi và miệng; đầu óc khó tập trung; mũi không phân biệt được mùi.

- Hợp chất amoni (chất khử trùng): gây khó chịu ở da và mũi, gây ra bệnh hen suyễn.

- Toluen (sơn móng tay, keo dán móng tay): làm da khô hoặc nứt, nhức đầu, chóng mặt và tê tê; gây khó chịu ở mắt, mũi, miệng, phổi; làm hư thận và gan; gây nguy hại cho thai nhi trong thời gain thai nghén.

2. Một số lưu ý khi sử dụng sơn móng tay

Để giữ cho bản thân và những người xung quanh an toàn, hãy chọn các loại sơn móng tay không chứa các thành phần gây hại.  Lưu ý kiểm tra các nhãn mác sản phẩm cẩn thận trước khi mua. Ít nhất cần loại trừ những chất như dibutyl phthalate, toluene, formaldehyde. Nên ưu tiên những sản phẩm làm móng có thành phần tự nhiên an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Tốt nhất không nên lạm dụng sơn móng tay hay dùng móng giả. Đặc biệt phụ nữ có thai không nên sơn móng tay. Những thợ làm móng nên dùng khẩu trang, đeo găng tay mỏng khi tiếp xúc với thuốc sơn. Không được làm sơn dây ra da mình và khách hàng. Sau khi sơn xong cần làm sạch tay chân. Nên thực hiện ở nơi thoáng khí để tránh hít phải aceton. Không nên sơn móng thường xuyên để giảm bớt thời gian tiếp xúc với hóa chất độc hại.

Một típ nữa để móng tay luôn hồng hào khỏe đẹp là có thể thoa dầu dừa hàng ngày để nuôi dưỡng móng. Nếu móng tay bị ố vàng nên dùng nguyên liệu thiên nhiên như chanh để chà rửa cho trắng. Có nên sơn móng tay không? Câu trả lời là ở chính người sử dụng. Tuy nhiên cần có kiến thức về những lợi ích và nguy cơ của sơn móng tay để đưa cho mình quyết định đúng đắn.

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Axit cacboxylic

Axit cacboxylic là một loại axit hữu cơ chứa nhóm chức cacboxyl, có công thức tổng quát là R-C(=O)-OH, đôi khi được viết thành R-COOH hoặc R-CO2H trong đó R- là gốc hydrocarbon no hoặc không no.Loại axit cacboxylic đơn giản nhất là no, đơn chức, ký hiệu R-COOH trong đó R- là gốc hydrocarbon thậm chí chỉ là 1 nguyên tử hydro.

Xem chi tiết

Vật thể

Nếu quan sát quanh ta, tất cả những gì thấy được, kể cả bản thân cơ thể mỗi chúng ta... đều là những vật thể. Có những vật thể tự nhiên như người, động vật, cây cỏ, sông suối, đất đá... Nhà, đồ dùng, quần áo, sách vở, phương tiện vận chuyển, công cụ sản xuất... là những vật thể nhân tạo.

Xem chi tiết

pH

Để đánh giá độ axit và độ kiềm của dung dịch, người ta dùng chỉ số pH. Thang pH có giá trị từ 1 đến 14, giá trị pH có ý nghĩa to lớn trong thực tế.

Xem chi tiết

Nước

Nước là hợp chất phổ biến nhất trong thiên nhiên. Ba phần tử bề mặt của Trái Đất được nước bao phủ. Nó tập trung chủ yếu vào đại dương và biển. Ngoài ra nước còn có ở trong khí quyển, ở trong đất và là một cấu tử chính của tế bào sinh vật.Nước có công thức phân tử là H2O, là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi và không vị. Lớp nước dày có màu xanh lam nhạt. Nước là dung môi quan trọng nhất trong thiên nhiên và trong kĩ thuật. Nhiều phản ứng hóa học xảy ra trong môi trường nước, quan trọng nhất là những phản ứng sinh hóa học xảy ra ở trong cơ thể sinh vật. Về mặt hóa học nước là hợp chất rất có khả năng phản ứng. Nó kết hợp với nhiều oxit của các nguyên tố và với các muối, tương tác được với nhiều nguyên tố.

Xem chi tiết

Nguyên tử khối

Nguyên tử khối (NTK) là khối lượng của một nguyên tử biểu diễn bằng đơn vị cacbon (đ.v.C). Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt. Vì vậy, dựa vào nguyên tử khối của một nguyên tố chưa biết ta xác định được đó là nguyên tố nào.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.