Phương Trình Hoá Học

Vì sao hạt trai lại sáng óng ánh? là gì?

Ngọc trai do một loại sò ngọc tiết ra trong quá trình sinh trưởng. Khi có các hạt cát, ký sinh trùng hoặc dị vật bất kỳ, ngẫu nhiên lọt vào trong vỏ sò, con sò lập tức sẽ tiết ra các hợp chất protein và canxi cacbonat để bao bọc hạt cát, dị vật. Hết ngày này qua ngày khác, một viên ngọc trai sáng lấp lánh được hình thành. Ngọc trai được đánh giá cao do vẻ sáng lấp lánh của nó. Vì sao ngọc trai lại có thể sáng lấp lánh như vậy?

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Ngọc trai

Ngọc trai do một loại sò ngọc tiết ra trong quá trình sinh trưởng. Khi có các hạt cát, ký sinh trùng hoặc dị vật bất kỳ, ngẫu nhiên lọt vào trong vỏ sò, con sò lập tức sẽ tiết ra các hợp chất protein và canxi cacbonat để bao bọc hạt cát, dị vật. Hết ngày này qua ngày khác, một viên ngọc trai sáng lấp lánh được hình thành. Ngọc trai được đánh giá cao do vẻ sáng lấp lánh của nó.

Ngọc trai

Vì sao ngọc trai lại có thể sáng lấp lánh như vậy?

Nguyên do là ở mặt ngoài của ngọc trai có bọc một lớp chất keo sáng bóng, chính lớp keo này làm nên vẻ đẹp của ngọc trai. Hơn 90% lớp vỏ bóng này là canxi cacbonat, ngoài ra còn có một ít hợp chất hữu cơ, một ít kim loại và một số các giọt nước kích thước rất bé. Chính các hạt rắn và các giọt chất lỏng nhỏ li ti tạo nên một lớp có khả năng chiết xạ ánh sáng lớn, chính nhờ đó mà khi được ánh sáng chiếu vào, ngọc trai sẽ phát sáng lấp lánh rất đẹp mắt.

Do ngọc trai vốn không được ổn định lắm, nên ngọc trai thường có tuổi thọ xác định. Một viên ngọc trai thường có "tuổi thọ" khoảng 100 năm. Sau một thời gian dài, lớp nước ở ngoài mặt có thể bị bay đi hết, và viên ngọc trai sẽ bị mờ, bị "lì" đi, cuối cùng sẽ mất màu, thậm chí bị vỡ nát. Vì vậy các viên ngọc trai cổ không thể lưu giữ được đến ngày nay.

Ngọc trai thường có bốn loại chính: màu trắng, màu vàng, màu xanh nhạt và màu phấn hồng, trong đó loại ngọc trai màu phấn hồng là quý nhất. Lớp vỏ của ngọc trai do một loại protein màu trắng là pocphirin kết hợp với một số kim loại thành thể pocphirin. Khi pocphirin kết hợp với nguyên tố kim loại khác nhau sẽ cho các thể pocphirin khác nhau, tạo nên màu sắc khác nhau của ngọc trai. Ví dụ ngọc trai có màu phấn hồng là có chứa kim loại natri và kẽm, ngọc trai có màu vàng là có chứa đồng và khá nhiều kim loại bạc. Ngoài ra phụ thuộc thể pocphirin nhiều hoặc ít mà có thể có màu đậm nhạt khác nhau.

Màu ngọc trai


Ngoài tác dụng làm đồ trang sức, ngọc trai còn là một dược phẩm quý trong đông y. Ngọc trai có tác dụng an thần, giải độc, mạnh cơ, thanh nhiệt, làm sáng mắt. Vì vậy trong các loại thuốc hoàn tán như: Trân châu hoàn, lục thần hoàn, an cung ngưu hoàng hàn, thuốc bổ mắt bát bửu đã dùng ngọc trai làm thành phần chính.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Chất kị nước

Trong hóa học, chất kị nước hay không ưa nước là chất mà các phân tử của chúng có xu hướng kết tụ lại, do bị các phân tử nước đẩy (thực tế không có lực đẩy mà là không xuất hiện lực hấp dẫn), tạo ra pha không tan trong nước. Các chất kị nước bao gồm các hidrocacbon, dầu mỡ, chất béo…. Các chất kị nước được ứng dụng để loại dầu khỏi nước, xử lý tràn dầu, tách các chất không phân cực khỏi hỗn hợp các chất phân cực

Xem chi tiết

Phản ứng trùng ngưng

Phản ứng trùng ngưng là quá trình tổng hợp polymer dựa vào phản ứng của các monomer có chứa những nhóm chất, tạo thành những liên kết mới trong mạch polymer và đồng thời sinh ra hợp chất phụ như nước, HCl,...

Xem chi tiết

Xi măng

Có nhiều loại xi măng, thông dụng hơn hết là xi măng Pooclang.Xi măng Pooclang là vật liệu ở dạng bột mịn màu lục xám, gồm chủ yếu canxi aluminat [Ca3(AlO3)2] và những silicat khác của canxi như Ca3SiO5, Ca2SiO4.

Xem chi tiết

Phẩm màu hữu cơ

Một chất nếu chỉ hấp thụ bức xạ ở vùng tử ngoại thì là chất không màu. Nếu chất hấp thụ ở vùng khả kiến thì cso màu. Khi trong phân tử có hệ liên hợp càng rộng thì bức sóng lớn nhất càng chuyển về phía sóng dài (tức là về vùng khả kiến). Vì thế, để tạo ra các chất màu làm đẹp cho cuộc sống, cần phải tổng hợp ra các hợp chất có hệ liên hợp rộng và có những yếu tố làm tăng cường sự liên hợp đó.

Xem chi tiết

Chỉ thị mang màu

Chỉ thị mang màu là chất cho vào dung dịch để dễ dàng nhận biết được điểm kết thúc của phản ứng khi thấy có sự thay đổi màu.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.