Phương Trình Hoá Học

Natri azua là gì?

Sodium Azide (natri azua, muối azua) dạng bột trắng, tơi xốp, tan trong nước, được ứng dụng sản xuất trong công nghiệp như chất tạo khí trong túi hơi an toàn trong xe ô tô, phụ gia trong sản các chế phẩm hóa học, pháo hoa, quốc phòng, chất diệt khuẩn, nấm mốc.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Cấu trúc

Natri azua là một chất có liên kết ion. Hai cấu trúc tinh thể đã được biết là lục phương và trực thoi. Anion azua khá tương tự nhau, đối xứng qua tâm với độ dài liên kết N-N là 1,18A.

Natri azua là chất rắn màu trắng, không mùi, điểm nóng chảy là 275oC, khối lượng riêng 1,846 g/cm3.

2. Điều chế

Phương pháp điều chế thông thường là quy trình Wislicenus xuất phát từ amoniac qua 2 bước.

Bước 1. Amoniac được chuyển thành natri mit

2Na + 2NH3 = 2NaNH2 + H2

Bước 2. Natri amit kết hợp với N2O

NaNH2 + N2O = NaN3 + NaOH + NH3

Ngoài ra, có thể điều chế bằng phản ứng giữa natri nitrat với natri amit

3. Ứng dụng

a. Dù cứu hộ tự động trong oto và máy bay

Công thức cũ là hỗn hợp các chất oxi hóa và natri azua cùng với các chất khác như chất gây cháy và chất gia tốc. 

Natri azua còn dùng trong dù cứu hộ cho máy bay, không có chất độc nào được tìm thấy từ các dù đã qua sử dụng. Các túi khí thế hệ mới chứa nitroguanidin hay tương tự có tính gây nổ kém hơn.

b. Tổng hợp hữu cơ và vô cơ

- Tổng hợp hữu cơ: Trong phòng thí nghiệm, nó dùng để tạo nhóm chức azua (nitrua) khi thế với các hợp chất halua. Các nhóm azua có thể bị chuyển thành amin ngay sau đó khi phản ứng khử với liti nhôm hidrua hay photphin bậc ba như triphenylphotphin.

- Tổng hợp vô cơ: Natri azua là chất phản ứng đa năng trong việc điều chế các azua khác, như chì azua và bạc azua dùng trong chất nổ.

c. Ứng dụng trong hóa sinh và y sinh

Natri azua là một thuốc thử thăm dò, tác nhân gây đột biến và chất bảo quản hữu ích. Trong bệnh viện và phòng thí nghiệm, nó là một chất diệt khuẩn.

4. An toàn

Natri azua là chất rất độc. Triệu chứng ngộ độc khá giống xyanua. Ăn vào trực tiếp qua chất rắn hay qua chất lỏng có thể đưa đến các triệu chứng sau đây chỉ sau một vài phút: thở nhanh, bồn chồn, hoa mắt, chóng mặt, người trở nên suy yếu, đau đầu, buồn nôn và nôn mửa, tim đập nhanh, mắt đỏ, chảy nước mũi, ho, bỏng da (chạm trực tiếp). Phơi nhiễm một lượng lớn natri azua có thể gây nên các ảnh hưởng khác như: co giật, huyết áp hạ, mất ý thức, tổn thương phổi, suy hô hấp dẫn đễn tử vong

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Phương pháp trao đổi ion

Quá trình tương tác của dung dịch với pha rắn có tính chất trao đổi lớn trong pha rắn với còn có trong dung dịch. Và quá trình được dùng để tách các kim loại Pb, Zn, Cu, Hg, Cr, Ni, Cd, Mn… hợp chất As, P, CN các chất lỏng phóng xạ khỏi nước thải. Quá trình trao đổi ion có thể sử dụng với cation và anion hữu cơ hoặc vô cơ.

Xem chi tiết

Nước cứng

Nước có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người và hầu hết các ngành sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt. Nước thường dùng là nước tự nhiên, được lấy từ sông, suối, hồ, nước ngầm. Nước này hòa tan một số muối như Ca(HCO3)2; Mg(HCO3)2, CaSO4, MgSO4, CaCl2, MgCl2. Vì vậy, nước trong tự nhiên có các caiton Ca2+, Mg2+. Nước cứng là nước chứa nhiều cation Ca2+ và Mg2+

Xem chi tiết

Hiđrocacbon thơm

Hidrocacbon thơm (loại hidrocacbon thứ ba) không thể xếp vào loại hợp chất chứa liên kết đôi và ba. Tên gọi thơm xuất phát từ chỗ những hợp chất đầu tiên tìm được thuộc loại đó có mùi thơm khác nhau. Tên thơm vẫn giữ cho đến ngày nay, mặc dầu hóa học của hidrocacbon thơm bao gồm cả những hợp chất không có mùi thơm. Chúng thể hiện tính chất thơm tương tự benzen. Hidrocacbon thơm là loại hidrocacbon mạch vòng có tính chất thơm mà benzen là điển hình và quan trọng nhất.

Xem chi tiết

Định luật Avogadro (chỉ áp dụng cho chất khí hay hơi)

"Trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất thì các thể tích khí hay hơi bằng nhau sẽ chứa số phân tử khí hay hơi bằng nhau (hay số mol bằng nhau)"

Xem chi tiết

Nhiệt độ nóng chảy

Nhiệt độ nóng chảy hay điểm nóng chảy/nhiệt độ hóa lỏng của một chất rắn là nhiệt độ mà khi đạt tới ngưỡng đó thì quá trình nóng chảy của một chất xảy ra, tức là chất đó chuyển trạng thái từ rắn sang lỏng. Nhiệt độ của thay đổi ngược lại (tức là từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn) gọi là nhiệt độ đông đặc hay điểm đông đặc. Thông thường điểm nóng chảy trùng với điểm đông đặc.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.