Phương Trình Hoá Học

Bài 16. Luyện tập: Liên kết hóa học

Nội dung bài giảng Luyện tập: Liên kết hóa học củng cố lại kiến thức về các loại liên kết hóa học chính để vận dụng, giải thích sự hình thành một số loại phân tử. Đặc điểm cấu trúc và đặc điểm liên kết của ba loại tinh thể. Rèn kĩ năng xác định hóa trị và số oxi hóa của nguyên tố trong đơn chất và hợp chất.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

I. Liên kết hóa học

1.Liên kết ion

Định nghĩa: Liên kết ion là liên kết được tạo thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu.

Bản chất của liên kết: Electron chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử kia.

Hiệu độ âm điện: ≥ 1,7

Đặc tính: bền

2.Liên kết cộng hóa trị

Định nghĩa: Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.

Bản chất liên kết:

Cộng hóa trị không cực: đôi electron chung không lệch về nguyên tử nào.

Cộng hóa trị có cực: đôi electron chung lệch về nguyên tử nào có độ âm điện lớn hơn.

Hiệu độ âm điện

Cộng hóa trị không cực: 0 đến < 0,4

Cộng hóa trị có cực: từ 0,4 đến < 1,7

Đặc tính: bền

II.Mạng tinh thể

1.Tinh thể ion

Khái niệm: Các cation và anion được phân bố luân phiên đều đặn ở các điểm nút của mạng tinh thể ion.

Lực liên kết: Các ion mang điện tích trái dấu  hút nhau bằng lực hút tĩnh điện. Lực này lớn

Đặc tính: Bền, khá rắn, khó bay hơi khó nóng chảy.

2. Mạng tinh thể nguyên tử

Khái niệm: Ở các điểm điểm nút của mạng tinh thể nguyên tử là những nguyên tử.

Lực liên kết: Các nguyên tử liên kết với nhau bằng lực liên kết cộng hóa trị. Lực này lớn

Đặc tính: Bền, khá cứng, khó nóng chảy, khó bay hơi.

3.Mạng tinh thể phân tử

Khái niệm: Ở các điểm nút của mạng tinh thể phân tử là những phân tử

Lực liên kết: Các phân tử liên kết với nhau bằng lực hút giữa các phân tử, yếu hơn nhiều lực hút tĩnh điện giữa các ion và lực liên kết cộng hóa trị.

Đặc tính: Không bền, dễ nóng chảy, dễ bay hơi.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 7. Tính chất hóa học của bazơ

Nội dung bài học chủ yếu đề cập đến tính chất hoá học chung của bazơ (tác dụng với chất chỉ thị màu, và với axit); tính chất hoá học riêng của bazơ tan (kiềm) (tác dụng với oxit axit và với dung dịch muối); tính chất riêng của bazơ không tan trong nước (bị nhiệt phân huỷ).

Xem chi tiết

Bài 27. Bài thực hành số 2: Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của clo

Nội dung Bài thực hành số 2 Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của Clo củng cố các thao tác tiến hành thí nghiệm an toàn, hiệu quả, quan sát thí nghiệm Điều chế khí Clo; Tính tẩy màu của khí Clo ẩm; Điều chế axit clohidric; Thực nghiệm phân biệt các dung dịch. Đồng thời khắc sâu kiến thức về Clo và hợp chất của Clo.

Xem chi tiết

Bài 2. Lipit – Hóa học 12

Thông qua bài học giúp các em có thêm hiểu biết về trạng thái tự nhiên, tầm quan trọng của lipit; hiểu về các tính chất vật lý, tính chất hóa học cũng như cách sử dụng chất béo hợp lí.

Xem chi tiết

Bài 20. Tinh thể nguyên tử. Tinh thể phân tử

Tìm hiểu về tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử

Xem chi tiết

CHƯƠNG 9. Bài 56. Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế

Biết hóa học đã góp phần giải quyết các vấn đề về: Năng lượng, nhiên liệu, vật liệu cho hiện tại và tương lai.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.