Phương Trình Hoá Học

Bài 20. Tinh thể nguyên tử. Tinh thể phân tử

Tìm hiểu về tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I - TINH THỂ NGUYÊN TỬ

1. Thí dụ

Mạng tinh thế kim cương:

Mạng tinh thể kim cương được tạo bởi các nguyên tử cacbon.Trong tinh hể kim cương, mỗi nguyên tử cacbon ở trạng thái lai hóa  sp3  liên kết cộng hóa trị với bốn nguyên tử cacbon gần nhất nằm ở bốn đỉnh của một tứ diện đều bằng bốn cặp electron  chung. Mỗi nguyên tử cacbon ở đỉnh lại liên kết với các nguyên tử cacbon khác. Khoảng cách giưa hai nguyên tử cacbon cạnh nhau trong mạng tinh thể kim cương là  0,154nm  (hình  3.12), gần với độ dài liên kết đơn  C−C  trong phân tử hiđrocacbon no.

2. Tính chất chung của tinh thể nguyên tử

Tinh thể tạo bởi các nguyên tử nằm ở các nút của mạng, liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.

Liên kết cộng hóa trị là liên kết bền nên các tinh thể nguyên tử  (Si,Ge...)  đều có độ cứng lớn, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. Thí dụ: Kim cương có độ cứng lớn nhất so với các tinh thể khác.

II - TINH THỂ PHÂN TỬ

1. Một số mạng tinh thể phân tử

a) Mạng tinh thể phân tử của iot

Phân tử iot là phân tử hai nguyên tử, các phân tử iot nằm trên các đỉnh và tâm các mặt của hình lập phương, gọi là tinh thể lập phương tâm diện  (hình  3.13).

Tinh thể phân tử iot không bền, iot có thể chuyển thẳng từ thể rắn sang thể hơi (sự thăng hoa).

b) Mạng tính thể phân tử của nước đá

Mạng tinh thể nước đá thuộc loại tinh thể phân tử. Mỗi phân tử liên kết với bốn phân tử khác gần nó nhất nằm trên bốn đỉnh của một hình tứ diện đều (hình  3.14).

Cấu trúc của tinh thể phân tử nước đá thuộc cấu trúc tứ diện, là cấu trúc rỗng nên nước đá có tỉ khối nhỏ hơn khi nước ở trạng thái lỏng, thể tích nước đá ở trạng thái đông đặc lớn hơn khi ở trạng thái lỏng.

2. Tính chất chung của tinh thể phân tử

Lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên các chất có cấu tạo tinh thể phân tử thường mềm, có nhiệt độ nóng chảy thấp, dễ bay hơi.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 4. Luyện tập. Mối liên hệ giữa hiđrocacbon và một số dẫn xuất của hiđrocacbon

Biết các phương pháp chuyển hóa giữa các loại hidrocacbon. Biết các phương pháp chuyển hóa giữa hidrocacbon, dẫn xuất halogen và các dẫn xuất chứa oxi.

Xem chi tiết

Bài 34. Flo

Flo có những tính chất hóa học giống và khác các halogen khác như thế nào? Vì Sao

Xem chi tiết

Bài 7. Tính chất hóa học của bazơ

Nội dung bài học chủ yếu đề cập đến tính chất hoá học chung của bazơ (tác dụng với chất chỉ thị màu, và với axit); tính chất hoá học riêng của bazơ tan (kiềm) (tác dụng với oxit axit và với dung dịch muối); tính chất riêng của bazơ không tan trong nước (bị nhiệt phân huỷ).

Xem chi tiết

Bài 16. Phương trình hóa học

Theo định luật bảo toàn khối lượng, số nguyên tử mỗi nguyên tố trong các chất trước và sau phản ứng được giữ nguyên, tức là bằng nhau. Dựa vào đây và với công thức hoá học ta sẽ lập phương trình hoá học để biểu diễn phản ứng hoá học.

Xem chi tiết

Bài 1. Thành phần nguyên tử

Nội dung bài giảng trình bày các thí nghiệm tìm ra electron, hạt nhân, proton, nơtron và cụ thể đặc điểm các loại hạt trong nguyên tử: Điện tích, khối lượng...  

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.