Phương Trình Hoá Học

Bài 10. Photpho

Nội dung trọng tâm của bài giảng Photpho là So sánh 2 dạng thù hình chủ yếu của Photpho là P trắng và P đỏ về một số tính chất vật lí. Tính chất hoá học cơ bản của photpho là tính oxi hoá (tác dụng với kim loại Na, Ca...) và tính khử (tác dụng với O2, Cl2).

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. VỊ TRÍ VÀ CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ

Cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3.

Ví trí: Z = 15, chu kì 3, nhóm VA

Hoá trị có thể  có của P: 5 và 3

II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

Photpho tạo thành hai dạng thù hình quan trọng: photpho trắng và photpho đỏ.

1. Photpho trắng: Chất rắn màu trắng, mềm, phát quang trong bóng tối, dễ nóng chảy, khi rơi vào da thì gây bỏng nặng, dễ bốc cháy ở nhiệt độ > 40oC. Photpho trắng không tan trong nước nên người ta bảo quản nó bằng cách ngâm trong nước.

2. Photpho đỏ: Chất rắn có màu đỏ,  dễ hút ẩm, chảy rữa, bền trong không khí và nhiệt độ thường. Chỉ bốc chấy ở nhiệt độ >250oC

- Trong hai dạng thù hình photpho trắng hoạt động hơn photpho đỏ.

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Photpho là phi kim tương đối hoạt động. Photpho trắng hoạt động hóa học mạnh hơn photpho đỏ. Trong các hợp chất, photpho có số oxi hóa là -3, +3, +5

Do đó, khi tham gia phản ứng hóa học photpho thể hiện tính oxi hóa hoặc tính khử

1. Tính oxi hoá

2P + 3Ca Ca3P2

2. Tính khử

Khi tác dụng với phi kim hoạt động và những chất oxi hoá mạnh.-

- Với oxi:

5O2 (dư) + 4P 2P2O5 (Điphotpho pentaoxit)

3O2 (thiếu) + 4P  2P2O3 (Điphotpho trioxit)

- Với clo:

5Cl2 (dư) +2P   2PCl5 (photpho pentaclorua)

3Cl2 (thiếu) + 2P 2PCl3 (photpho triclorua)

IV. ỨNG DỤNG 

Ứng dụng của photpho

V. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN

Hai khoáng vật chính của photpho

VI. SẢN XUẤT

Trong công nghiệp, photpho đỏ được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặng photphorit (hoặc apatit), cát và than cốc ở 1200oC trong lò điện.

Lào Cai là một trong những tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản nhất Việt Nam với 35 loại khoáng sản khác nhau. Trong đó có nhiều loại khoáng sản như apatít, đồng, sắt, graphít, nguyên liệu cho gốm, sứ, thuỷ tinh,… với trữ lượng lớn nhất cả nước. 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 18. Công nghiệp silicat

Nội dung bài học Công nghiệp silicat trình bày về Thành phần, tính chất của thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng: phương pháp sản xuất các loại vật liệu trên từ nguồn nguyên liệu có trong tự nhiên. Cách sử dụng, bảo quản đồ dùng các vật liệu thuỷ tinh, đồ gốm, xây dựng như xi măng...

Xem chi tiết

Bài 24. Điều chế kim loại

Biết nguyên tắc chung điều chế kim loại. Hiểu phương pháp điều chế một số kim loại có mức độ hoạt động khác nhau

Xem chi tiết

Bài 13. Phản ứng hóa học

Thanh sắt để lâu ngày ngoài không khí, sau một thời gian thanh sắt đổi màu. Đó là hiện tượng gì, để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu bài học này.

Xem chi tiết

Bài 39. Bài thực hành 6

Làm các thí nghiệm bên dưới

Xem chi tiết

Bài 26. Xicloankan

Nội dung bài học Xicloankan tìm hiểu công thức chung, đồng đẳng, đồng phân, tên gọi và đặc điểm cấu tạo phân tử của xicloankan. Tính chất vật lí, hóa học, ứng dụng của xiclankan. So sánh sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo, tính chât của ankan và xiclankan. Hs hiểu: Vì sao ankan và xicloankan đều là H-C no nhưng xiclankan lại có tính chất khác ankan?

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.