Phương Trình Hoá Học

Chương III. Nhóm Cacbon. Bài 19. Khái quát về nhóm cacbon

• Biết nhóm cacbon gồm những nguyên tố nào. • Biết cấu hình electron nguyên tử, bán kính nguyên tử, độ âm điện liên quan như thế nào với tính chất của các nguyên tố trong nhóm.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I − VỊ TRÍ CỦA NHÓM CACBON TRONG BẢNG TUẦN HOÀN

Nhóm cacbon gồm có các nguyên tố cacbon (C), silic (Si), gecmani (Ge), thiếc (Sn) và chì (Pb). Chúng đều thuộc các nguyên tố p.

Bảng 3.1. Một số tính chất của các nguyên tố nhóm cacbon

II − TÍNH CHẤT CHUNG CỦA CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM CACBON

1. Cấu hình electron của nguyên tử

Lớp electron ngoμi cùng của nguyên tử (ns2 np2) có 4 electron 

Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của các nguyên tố nhóm cacbon có hai electron độc thân, do đó trong các hợp chất chúng có thể tạo thành hai liên kết cộng hoá trị. Khi được kích thích, một electron trong cặp electron của phân lớp ns có thể chuyển sang obitan p còn trống của phân lớp np.

Do đó, nguyên tử của các nguyên tố nhóm cacbon có 4 electron độc thân, và chúng còn có thể tạo

thành bốn liên kết cộng hoá trị. Để đạt được cấu hình electron bền của khí hiếm, các nguyên tử nguyên tố nhóm cacbon tạo nên những cặp electron chung với các nguyên tử khác, và trong các hợp chất chúng có các số oxi hoá +4, +2 và có thể là −4 tuỳ thuộc vào độ âm điện của các nguyên tố liên kết với chúng.

2. Sự biến đổi tính chất của các đơn chất

• Từ cacbon đến chì, khả năng đạt được vỏ electron bền của khí hiếm giảm dần, phù hợp với chiều tăng bán kính nguyên tử và giảm năng lượng ion hoá. Từ cacbon đến chì tính phi kim giảm dần và tính kim loại tăng dần. Cacbon và silic là các nguyên tố phi kim, gecmani vừa có tính kim loại vừa có tính phi kim, còn thiếc và chì là các kim loại.

• Khả năng kết hợp electron của cacbon và silic kém hơn nhiều so với khả năng này của các nguyên tố nitơ và photpho, nên cacbon và silic là những phi kim kém hoạt động hơn nitơ và photpho.

3. Sự biến đổi tính chất của các hợp chất

• Tất cả các nguyên tố nhóm cacbon đều tạo được hợp chất với hiđro có công thức chung là RH4 (R chỉ nguyên tố). Độ bền nhiệt của các hợp chất hiđrua này giảm nhanh từ CH4 đến PbH4.

• Các nguyên tố nhóm cacbon tạo với oxi hai loại oxit là RO và RO2, trong đó nguyên tử R có số oxi hoá tương ứng là +2 và +4. CO2 và SiO2 là các oxit axit, còn các oxit GeO2, SnO2, PbO2 và các hiđroxit tương ứng của chúng là các hợp chất lưỡng tính.

• Ngoài khả năng tạo liên kết cộng hoá trị với các nguyên tử của nguyên tố khác, các nguyên tử cacbon còn có thể liên kết với nhau tạo thành mạch. Mạch cacbon có thể gồm hàng chục, hàng trăm nguyên tử cacbon (trong các hợp chất hữu cơ).

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 23. Bài luyện tập 4

Củng cố các khái niệm : mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí, tỉ khối của chất khí. Củng cố mối quan hệ giữa khối lượng chất lượng chất, thể tích khí. Vận dụng kiến thức giải bài tập và hiện tượng thực tế.

Xem chi tiết

CHƯƠNG 8 DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL – PHENOL

Nội dung bài giảng Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon tìm hiểu về khái niệm, phân loại dẫn xuất halogen; Tính chất hóa học đặc trưng của một số dẫn xuất halogen; Hoạt tính sinh học và ứng dụng của một số dẫn xuất halogen; giúp học sinh hiểu: Phản ứng thế nguyên tử halogen (trong phân tử ankyl halogenua, anlyl halogenua, phenyl halogenua) bằng nhóm –OH.

Xem chi tiết

Bài 12. Phân bón hóa học

Nội dung bài học Phân bón hóa học tìm hiểu về khái niệm phân bón hóa học và phân loại. Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali, NPK và vi lượng.

Xem chi tiết

Bài 18. Nhôm

Nhôm (bắt nguồn từ tiếng Pháp: aluminium, phiên âm tiếng Việt: a-luy-mi-nhôm) là tên của một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Al và số nguyên tử bằng 13.Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ 3 trong vỏ Trái Đất.

Xem chi tiết

Bài 5. Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Bài luyên tập: axit, bazơ và muối, phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Bài đăng này giúp các bạn củng cố các kiên thức axit, bazơ và muối và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Ngoài ra rèn luyện kĩ năng viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.