Phương Trình Hoá Học

Nội dung bài Bài thực hành 2: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho mục đích là tập cho học sinh cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm: Phản ứng của dung dịch HNO3 đặc, nóng và HNO3 loãng với kim loại đứng sau hiđro; Phản ứng KNO3 oxi hoá C ở nhiệt độ cao; Phân biệt được một số phân bón hoá học cụ thể (cả phân bón là hợp chất của photpho). Đồng thời rèn kĩ năng Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. Quan sát hiện tượng thí nghiệm và viết các phương trình hoá học. Loại bỏ được một số chất thải sau thí nghiệm để bảo vệ môi trường.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH TIẾN HÀNH

Thí nghiệm 1. Tính oxi hóa của axit nitric

- Dụng cụ: 2 ống nghiệm, đèn cồn, bông tẩm, bộ giá thí nghiệm

- Hóa chất: HNO3,NaOH.

- Tiến hành thí nghiệm: Như SGK.

- Hiện tượng:

   + Mảnh đồng tan dần, dung dịch trong ống nghiệm chuyển thành màu xanh đậm dần.

   + Ở ống 1: Có khí màu nâu thoát ra.

   + Ở ống 2: Có khí không màu thoát ra nhanh hơn và lên khỏi bề mặt dung dịch thì hóa nâu.

- Giải thích:

   + Cho mảnh Cu vào ống nghiệm chứa HNO3 đặc có khí NO2 màu nâu bay ra vì HNO3 đặc bị khử đến NO2. Dung dịch chuyển sang màu xanh do tạo ra Cu(NO3)2.

   + Cho mảnh Cu vào ống nghiệm chứa HNO3 loang và đun nóng có khí NO không màu bay ra, sau chuyển thành NO2 màu nâu đỏ. Đ chuyển sang màu xanh lam của Cu(NO3)2.

- Phương trình hóa học:

   Cu+4HNO3đặc→Cu(NO3)2+2NO2↑+2H2O

   3Cu+8HNO3loãng→3Cu(NO3)2+2NO↑+4H2O

  2NO+O2→2NO2

Thí nghiệm 2. Tính oxi hóa của muối kali nitrat nóng chảy

- Dụng cụ: Giá sắt, ống nghiệm, chậu cát, đèn cồn, kẹp sắt.

- Hóa chất: KNO3.

- Tiến hành thí nghiệm: như SGK.

- Hiện tượng:

   + Mẩu than bùng cháy trong KNO3 nóng chảy, có tiếng nổ lách tách do KNO3 bị phân hủy.

- Giải thích: Hòn than cháy mãnh liệt hơn vì có O2. Có tiếng nổ lách tách là do KNO3 nhiệt phân giải phóng khí O2.

- Phương trình hóa học:

  2KNO3→2KNO2+O2

 C+O2→CO2

Thí nghiệm 3. Phân biệt một số loại phân bón hóa học

- Dụng cụ: 3 Ống nghiệm.

- Hóa chất: amoni sunfat, kali clorua và supephotphat kép.

- Tiến hành thí nghiệm: Như SGK.

- Hiện tượng: Các mẫu phân đều tan và tạo dung dịch không màu.

   + Phân đạm amoni sunfat: Ống nghiệm có khí thoát ra mùi khai chứa dd (NH4)2SO4.

  2NaOH+(NH4)2SO4→Na2SO4+2NH3↑+2H2O

   NH4++OH→NH3↑+H2O

   + Phân kali clorua và phân supephotphat kép:

Ở ống nghiệm có ↓trắng => dd KCl

Ống nghiệm không có ↓ => dd Ca(H2PO4)2

  AgNO3+KCl→AgCl↓+KNO3

   Ag++Cl→AgCl↓

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 16. Luyện tập: Liên kết hóa học

Nội dung bài giảng Luyện tập: Liên kết hóa học củng cố lại kiến thức về các loại liên kết hóa học chính để vận dụng, giải thích sự hình thành một số loại phân tử. Đặc điểm cấu trúc và đặc điểm liên kết của ba loại tinh thể. Rèn kĩ năng xác định hóa trị và số oxi hóa của nguyên tố trong đơn chất và hợp chất.

Xem chi tiết

Bài 40. Dầu mỏ và khí thiên nhiên

Dầu mỏ và khí thiên nhiên là những tài nguyên quý giá ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Vậy dầu mỏ và khí thiên có ở đâu, được khai thác như thế nào, có thể tách ra được những sản phẩm nào và có những ứng dụng gì?

Xem chi tiết

CHƯƠNG 5 NHÓM HALOGEN

Nội dung bài giảng Khái quát về nhóm halogen tìm hiểu về Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn; Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí của các nguyên tốtrong nhóm; Cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen tương tự nhau. Tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh; Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen.

Xem chi tiết

Bài 16. Phân bón hoá học

• Biết các nguyên tố dinh dưỡng nào cần thiết cho cây trồng. • Biết được thành phần hoá học của các loại phân đạm, phân lân, phân kali, phân phức hợp,... và cách điều chế các loại phân bón này.

Xem chi tiết

Cách đề phòng chất độc trong măng, khoai tây, khoai mì

Măng, khoai tây, khoai mì.. là các thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống của con người Việt Nam. Chúng là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, cần thiết cho con người. Tuy nhiên, các nhà chuyên môn cảnh báo rằng các loại thực phẩm này chứa nhiều chất độc nguy hiểm nếu không biết sơ chế đúng cách.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.