Phương Trình Hoá Học

Bài 14. Bài Thực Hành 3

Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học. Nhận biết dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I- TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

1. Thí nghiệm 1 

Hoà tan và đun nóng kali pemanganat (thuốc tím): 

Lấy một lượng (khoảng 0,5 g) thuốc tím đem chia làm ba phần. 

- Bỏ một phần vào nước đựng trong ống nghiệm (1), lắc cho tan (cầm ống nghiệm đập nhẹ vào lòng bàn tay). 

- Bỏ hai phần vào ống nghiệm (2) rồi đun nóng (làm như cách đun nóng ở thí nghiệm 2, bài thực hành 1). 

Đưa que đóm cháy dở còn tàn đỏ vào để thử, nếu thấy que đóm bùng cháy) thì tiếp tục đun. 

Khi nào que đóm không bùng cháy thì ngừng đun, để nguội ống nghiệm. 

Sau đó đổ nước vào, lắc cho tan (chất rắn trong ống nghiệm có tan hết không ?). 

Quan sát màu của dung dịch trong hai ống nghiệm. 

2. Thí nghiệm 2 

Thực hiện phản ứng với canxi hiđroxit : 

a) Dùng ống thuỷ tinh thổi hơi thở lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng nước và 

ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong dung dịch canxi hiđroxit). Quan sát | thấy gì trong mỗi ống nghiệm ? 

b) Đổ dung dịch natri cacbonat lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng nước và ống 

nghiệm (2) đựng nước vôi trong. 

Quan sát thấy gì trong mỗi ống nghiệm ? 

II. TƯỜNG TRÌNH 

1. Mô tả những gì quan sát được. Trong hai ống nghiệm, ở ống nào xảy ra hiện tượng vật lí, ống nào xảy ra hiện tượng hoá học ? Giải thích. 

2. Ghi lại hiện tượng xuất hiện trong mỗi ống nghiệm. Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng xảy ra. Viết phương trình chữ của phản ứng. 

Cho biết : a) Trong hơi thở ra có khí cacbon đioxit, hai chất mới tạo ra là canxi cacbonat và nước ; b) Hai chất mới tạo ra thì một cũng là canxi cacbonat và một là natri hiđroxit. 

(*) Dấu hiệu cho biết có khí oxi (sẽ nói tới ở chương 4). 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

CHƯƠNG 7. Bài 38. Crom

Biết vị trí, cấu hình electron nguyên tử và sự tạo thành các trạng thái oxi hóa của crom

Xem chi tiết

Bài 10. Nitơ

Hiểu cấu tạo phân tử, tính chất vật lí và hóa học của Nito

Xem chi tiết

Bài 4. Cấu tạo vỏ nguyên tử

Nội dung bài giảng truyền đạt sự chuyển động của electron trong nguyên tử? Cấu tạo vỏ nguyên tử ra sao? Thế nào là lớp? Phân lớp electron? Mỗi lớp và phân lớp có tối đa bao nhiêu electron?

Xem chi tiết

Bài 11. Peptit và protein

Nội dung bài học tìm hiểu về Peptit , protein, enzim, axit nucleic và vai trò của chúng trong cơ thể sinh vật. Truyền tải kiến thức về cấu tạo và tính chất của Protein.

Xem chi tiết

Bài 2.Chất

Chất là gì và có đặc điểm như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu trong bài học này để tìm hiểu rõ hơn về chất và các tính chất của nó.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.